Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có gì khác biệt so với tháng đầu? Những lưu ý đặc biệt quan trọng không thể thiếu? Tất cả đều có trong bài viết sau đây nên đừng bỏ lỡ mẹ nhé!
Trẻ 2 tháng tuổi bắt đầu có sự phát triển các giác quan trên cơ thể. Trẻ có thể nhận biết gương mặt và giọng nói khác nhau của ba mẹ.
Đây là khoảng thời gian diễn ra nhiều thay đổi quan trọng với bé.
Bây giờ, bé đã biết đến sự dỗ dành bằng những giọng nói thân quen của ba mẹ, quen với việc được ôm ấp ẵm bồng.
Thời gian bú và ngủ của bé đã đều đặn hơn. Ban đêm bé bắt đầu quen với việc ngủ sâu, thời gian thức dậy bú cũng dần cố định.
Vừa chơi vừa học là cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ nên áp dụng trong giai đoạn này.
Để phát triển vùng thị giác của bé tốt, mẹ nên chọn những món đồ chơi có nhiều màu sắc.
Ngoài ra, những món đồ chơi phát ra âm thanh khác nhau sẽ giúp bé được luyện tập thính giác.
Những vòng quay đồ chơi màu sắc và phát ra âm thanh rất phù hợp với bé trong giai đoạn này.
Trang trí phòng bé nhiều màu sắc, hình vẽ sinh động cũng là việc ba mẹ nên làm.
Để chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tốt nhất cũng như giúp phát triển mối quan hệ giữa mẹ và bé trong giai đoạn này, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau nhé!
1. Cho bú theo nhu cầu
So với bé mới sinh, thời gian bú của bé 2 tháng tuổi sẽ dài hơn.
Bé cũng cần bú nhiều cữ hơn, vì vậy với những bé bú mẹ, bạn có thể cần cho bé bú cả 2 bầu ngực mới đủ cho 1 lần bú.
2. Cho bé ngủ đủ giấc
Thời gian ngủ của bé cưng trong tháng thứ 2 có xu hướng kéo dài hơn.
Bé có thể ngủ một giấc ngắn khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày và 1 giấc dài từ 9-12 tiếng vào ban đêm.
Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo.
Nhóc tỳ 2 tháng của bạn có thể sẽ hơi mệt và buồn ngủ vào cuối bữa ăn hoặc sau bữa ăn 30-60 phút.
Lưu ý để đảm bảo giấc ngủ cho con yêu, mẹ nhé!
3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi vừa học vừa chơi
Để giúp các giác quan của bé phát triển toàn diện, mẹ nên trò chuyện, chơi đùa cùng bé nhiều trong thời gian này.
Thính giác của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện vậy nên bé chỉ có thể lắng nghe những âm thanh ở gần.
Bé rất thích thú khi được nghe giọng nói của những người xung quanh.
Bé sẽ hướng mặt, quay đầu về nơi phát ra tiếng nói.
Mẹ nên kể chuyện cho bé nghe, có thể là những câu chuyện diễn ra hằng ngày trong gia đình hay những câu chuyện cổ tích.
Dù không hiểu hết những điều mẹ nói nhưng bé sẽ hồi đáp theo âm điệu mẹ phát ra.
Các âm thanh ngô nghê như “ê ê…” “a a…” chính là câu trả lời bé dành cho câu chuyện của mẹ.
Khi nói chuyện với bé, mẹ nên chú ý điều tiết âm vực giọng nói của mình lên xuống nhịp nhàng.
Mẹ có thể ngân nga những bài hát, bài ca dao có nhịp điệu vui vẻ sẽ khiến bé thích thú và tập trung.
Bé 2 tháng tuổi chưa thể phân biệt được ai là người quen và lạ nên việc kể chuyện thường xuyên còn giúp bé quen thuộc, thích và quấn mẹ hơn.
Nếu bé không có phản ứng gì khi mẹ kể chuyện, hay ánh mắt bé không nhìn vào những vật dụng xung quanh mình mà nhìn ngây ngô thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
4. Massage cho bé
Ngoài việc trò chuyện để giúp bé phát triển giác quan, mẹ còn có thể massage để bé tăng cường hệ miễn dịch.
Massage giúp bé thư giãn, tiêu hóa tốt và dễ ngủ.
Mẹ có thể massage cho bé hằng ngày bằng những động tác đơn giản như lăn nhẹ hai cánh tay, xoa bóp hai bắp chân, xoáy vòng tròn hai má bé,…
Massage còn là hoạt động mang lại sự yêu thương cho trẻ thông qua việc được ba mẹ chạm vào làn da, xoa bóp khắp cơ thể, cảm nhận mùi hương và lắng nghe giọng nói của ba mẹ.
5. Đừng quên những mũi tiêm phòng
Vắc-xin sẽ bảo vệ bé cưng khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Chắc chắn bé không bỏ sót một mũi vắc-xin nào, bởi mũi tiêm nào cũng quan trọng trong giai đoạn này.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên đưa bé đến trạm xá hoặc bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ.
5.1 Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã làm được những gì?
Điều tuyệt vời nhất mà mọi bé ở độ tuổi này đều làm được đó là nụ cười tươi và tròn trịa nhất kể từ khi mới sinh.
Chắc chắn đây sẽ là món quà tuyệt vời nhất mà con dành cho mẹ.
Ngoài ra mặc dù bé sẽ không ngủ ngoan cả một đêm dài nhưng có thể ngủ bất kỳ lúc nào trong ngày.
Một số hoạt động khác cũng có thể diễn ra như bé biết nhận dạng đồ vật, màu sắc, thậm chí có thể giơ chân tay lên cao để biểu lộ sự thích thú của mình.
Đây cũng chính là thời điểm mà trẻ phát triển những biểu cảm cảm xúc mạnh mẽ hơn lúc mới sinh.
5.2 Cần chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ở những phương diện
5.2.1 Đáp ứng các yêu cầu đòi ăn nhiều hơn của bé
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có sự thay đổi khá rõ rệt về nhu cầu ăn uống, lúc này bé biết cảm giác đói là thế nào và muốn được ăn nhiều hơn.
Thông thường, trẻ sơ sinh khóc khi đói, vì thế mẹ hãy cố gắng xác định nhu cầu và cho con ăn bất cứ khi nào thấy bé khóc.
Nếu đang cho con bú sữa mẹ, thử cho bé bú cả hai bên, lưu ý khoảng thời gian này bé có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn (ngủ 5-6 tiếng trong một đêm rồi thức và đòi ăn).
5.2.2 Xác định và chăm sóc giấc ngủ
Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển thời gian ngủ dài hơn.
Con có thể ngủ bất cứ lúc nào (từ 1-3 giờ) trong ngày, có dấu mệt mỏi 30 phút -1 giờ sau khi ăn.
Lúc này là thời điểm tốt nhất để mẹ đặt con lên giường để đi ngủ, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể ngủ từ 9-18 giờ/ ngày được coi là bình thường.
5.2.3 Dỗ dành khi con khóc
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khóc rất nhiều, điều đó có thể gây một số phiền toái, bực tức cho mẹ.
Bởi lúc này hệ thần kinh có xu hướng trưởng thành, cảm giác hứng thú trước mọi kích thích.
Vì vậy, bất cứ khi nào bé khóc, hãy chăm sóc và để ý đến bé.
Đưa con ra ngoài để lấy lại bình tĩnh cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tốt nhất được nhiều bà mẹ chỉ ra.
5.2.4 Khuyến khích sự phát triển của bé
Một đứa trẻ 2 tháng tuổi có khuynh hướng phát triển khả năng nhìn, nắm và thực hiện các hoạt động tay chân tốt hơn.
Lúc này bé có xu hướng khám phá bàn tay, bàn chân và giơ chúng lên trên cao.
Để kích thích sự phát triển, mẹ có thể tạo ra những khoảng màu sắc khác nhau để bé nhận diện: thử thả những quả bóng bay nhiều màu sắc, đồ chơi hình khối nhiều màu hoặc đẹo một chiếc vòng có màu sắc bắt mắt vào tay cho con.
5.2.5 Tương tác với con
Trong tháng thứ hai, con sẽ có những phản ứng với tiếng ồn lớn và đột ngột.
Hãy nhẹ nhàng trò chuyện với con về những tiếng ồn đó.
Hoặc đơn giản nói với con rằng những tiếng ồn đó sẽ không gây hại cho con bé cảm thấy an toàn hơn.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cần sự tương tác từ mẹ nhiều hơn. Ảnh minh họa
5.2.6 Đảm bảo an toàn cho con
Để chăm sóc tốt trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi không thể bỏ qua các quy tắc an toàn cho bé.
Tuyệt đối không để bé nằm một mình trên sàn nhà, cạnh các vật sắc nhọn hoặc đồ chơi mềm, nhỏ hạt vì rất có thể những thứ đó gây hại đến bé.
5.2.7 Theo dõi đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bé
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cần được tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra ở thời điểm này bé rất dễ bị nhiễm trùng hệ tiêu hóa.
Vì thế cần đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ, gọn gàng, nhất là môi trường không khí.
6. Những lưu ý khi chăm sóc bé 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện các giác quan vậy nên mẹ nên tránh các tác động mạnh lên bé.
Ánh sáng mạnh từ Mặt Trời, từ ánh đèn không được chiếu trực tiếp vào mắt bé. Các âm thanh có cường độ lớn cần hạn chế.
Mẹ nên cho bé ở nơi cách âm tốt, sự yên tĩnh sẽ tốt cho giấc ngủ của bé.
Bé 2 tháng tuổi nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, tráng cho bé uống sữa bò, uống những loại nước trà, nước có ga…
Vì trong khoảng thời gian này nguồn dinh dưỡng của bé chỉ đến từ mẹ nên mẹ không nên ăn kiêng, tránh việc mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Hy vọng với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi LamDepNhe bật mí trên đây, chăm sóc bé cưng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều với mẹ.
7. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Nếu như những tuần trước đây, bạn đã rất vất vả chăm sóc bé mà chưa nhận được phản hồi nào từ bé thì bắt đầu từ tháng thứ hai này, bé sẽ có chút thay đổi tích cực hơn.
Bé sẽ có những biểu hiện trên gương mặt như cười, cựa quậy nhiều hơn khi nghe bạn nói chuyện.
Những lúc nhìn thấy nụ cười của con trẻ, tim bạn chắc hẳn sẽ rộn ràng vì vui sướng.
Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ trước đây, bản năng cũng sẽ giúp bạn có cách riêng để nói chuyện với bé..
Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ánh mắt với bé là hết sức cần thiết.
Hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé kèm theo những ánh mắt, nụ cười biểu cảm trên khuôn mặt khi bé cười với bạn.
Đó có thể được coi là những giao tiếp đầu tiên giữa bố mẹ và bé.
7.1 Cho bé ăn
Con của bạn có thể sẽ có những biểu hiện đòi ăn nhiều hơn khi bước vào tháng này.
Hãy chiều theo ý bé và cho bé ăn khi nào bé muốn. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, tốt hơn bạn nên cho bé thay phiên bú đều cả 2 bên bầu ngực thay vì chỉ một bên.
Có thể bé sẽ cần cho bú cả ban đêm, nhưng vì ở những tuần này bé ngủ nhiều nên mỗi lần cho bú như thế có thể cách nhau 5-6 tiếng.
Đây cũng là cơ hội để bạn có thể được ngủ bù lấy lại sức sau những tuần đầu mệt mỏi.
7.2 Giấc ngủ của bé
Hãy quan sát những hình thức ngủ khác nhau của bé trong tháng này.
Bé có thể ngủ bất cứ đâu và trung bình mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1-3 tiếng.
Thông thường bé sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn và đây là thời điểm thích hợp đặt bé vào võng hoặc nôi ru cho bé ngủ.
Tổng thời gian ngủ trong 1 ngày có thể thay đổi nhưng trung bình ngủ khoảng từ 9-18 giờ được coi là bình thường ở độ tuổi này.
7.3 Biểu hiện tính tình của bé
Nhiều bé trở nên khóc nhiều khi được 2 tháng tuổi, điều này hầu hết làm cho các ông bố bà mẹ đều rất lo lắng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khóc ngay cả khi mọi nhu cầu của bé đều được đáp ứng.
Sự phát triển của hệ thần kinh, dưới nhiều tác nhân kích thích, việc cảm thấy khó chịu hay đơn giản muốn được chú ý là những nguyên nhân thường xuyên làm cho bé khóc.
Những tháng đầu, sẽ có những lần bạn phải để ý và làm theo bản năng những gì bạn thấy hợp với nhu cầu của trẻ.
Nếu những yêu cầu đó là đúng thì hãy ôm vỗ về dỗ dành bé rồi sau đó làm cho bé thấy dễ chịu hơn.
7.4 Các cột mốc phát triển
Những phản xạ theo vô thức và bản năng của con bạn sẽ nhanh chóng biến mất ở thời gian này và thay vào đó là những phản xạ có điều kiện tùy thuộc vào xung quanh.
Hãy đảm bảo rằng bạn có những đồ chơi nho nhỏ nhưng an toàn để bé có thể tự chơi một mình được.
Đây cũng là thời gian con của bạn tự khám phá và đùa nghịch với tay, chân của mình và điều này sẽ làm bé thích thú hơn nhiều.
Vì bé còn quá nhỏ để nhận ra những thứ xung quanh khác nên chỉ cảm thấy thích thú khi nhìn thấy tay chân mình đưa qua đưa lại trước mắt.
2 tháng tuổi cũng là thời gian thị lực con bạn phát triển hơn, bé đã có thể dõi nhìn theo bạn.
Mỗi lần như thế hãy nhìn và mỉm cười lại với bé.
Cầm đồ chơi trên tay đưa trước mặt bé và quan sát cách bé nhìn đồ vật ấy, nếu bạn phát hiện bé có dấu hiệu mắt bị lệch, lác hoặc các vấn đề khác về mắt hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Thị giác phát triển rất nhanh trong những năm đầu nên việc phát hiện sớm và điều trị những bệnh về mắt sẽ có kết quả tốt hơn.
7.5 Sự phát triển của bé
Con bạn dường như sẽ lớn và tăng cân rất nhanh trong tháng thứ hai này, trung bình khoảng 150-200 gr mỗi tuần.
Đừng quá lo lắng nếu bé tăng cân nhiều vào tuần này và ít vào tuần tiếp theo.
Cân nặng chỉ phản ánh một phần của sự phát triển.
Sự thoải mái và những biểu hiện bên ngoài của bé cũng thể hiện quan trọng không kém những chỉ số về cân nặng, chiều cao của bé.
Bạn nên nhìn vào cân nặng và sự phát triển của bé trong thời gian vài tuần liên tiếp chứ không nên chỉ theo dõi từng tuần riêng biệt.
7.6 Tiêm chủng phòng vắc xin
Đây là thời gian con bạn cần phải được tiêm phòng vắc xin.
Hãy đánh dấu ngày này trong lịch hoặc nhật kí của bạn khi con bạn bước qua tháng thứ hai.
Có rất nhiều các trung tâm y tế tiêm phòng tiêm miễn phí vào một ngày nhất định của tháng, bạn có thể đưa bé đển đó hoặc bác sĩ riêng nếu cần.
Và đừng quên mang theo sổ tiêm phòng vắc xin cho bé để ghi lại ngày tiêm và ngày cần tiêm mũi nhắc lại cho bé lần tới.
7.7 Giữ an toàn cho bé
Nếu bạn có nuôi thú nuôi trong nhà, tốt nhất là nên để tránh xa bé.
Luôn để mắt tới bé, không nên để bé ở những nơi không quan sát được hoặc không an toàn.
Bé còn quá nhỏ và có thể té ngã. Nhìn qua trước những nơi bạn đặt bé nằm chơi, xem thử có những vật nhỏ gì bé có thể lấy chơi và đảm bảo đồ chơi của bé tròn, mềm và không có những cạnh nhọn nguy hiểm.
7.8 Chơi và giao tiếp với bé
Quan sát cách con bạn phản ứng với những tiếng ồn xung quanh.
Nếu bé nhảy lên hoặc giật mình, điều đó chứng tỏ thính giác của bé bình thường.
Hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ có bài kiểm tra thính giác lúc mới sinh và nếu có vấn đề sẽ được xem xét khám lại.
Nếu bạn nghi ngờ con mình có vấn đề với tai, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
7.9 Các bà mẹ cần làm gì vào tháng này?
Hãy dành thời gian vài giờ trong ngày để tự chăm sóc và làm cho mình thoải mái.
Đây cũng là thời gian bạn bắt đầu nên nghĩ tới chuyện tập luyện để lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
Hãy tìm những bài tập nhẹ nhàng, không làm bạn mất quá nhiều sức khi tập lại.
Đi bộ, bơi lội, tập yoga, tập thể dục hằng ngày là những bài tập tốt cho vóc dáng mà không tốn quá nhiều sức lực.
Nếu bạn đang cho con bú thì chú ý những bài tập quá nặng có thể làm giảm lượng sữa.
Nếu bạn muốn chạy bộ, bạn nên mặc loại áo ngực chắc, bảo vệ được ngực của bạn giảm thiểu sự nảy của ngực.
Nếu bạn có vấn đề về tiểu dầm, chạy bộ hoặc những bài tập nặng nề có thể không thích hợp.
Nếu bạn chưa kiểm tra về các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt thì đây là thời điểm thích hợp để làm chuyện này.
Kinh nguyệt và âm đạo của bạn sẽ phục hồi và trở về trạng thái bình thường như trước khi sinh.
Nhiều bà mẹ nói rằng họ quá bận không có thời gian làm việc này tuy nhiên việc kiểm tra này là rất quan trọng với các bà mẹ.
Đây cũng là lúc thích hợp để bạn hỏi bác sĩ phụ khoa của bạn về các biện pháp tránh thai phù hợp.
7.10 Cảm xúc của bạn
Nhiều bà mẹ cảm thấy rằng mình mệt mỏi và chịu đựng một mình, đặc biệt là khi họ có những đứa con lớn khác.
Đó là biểu hiện bình thường khi thấy quá mệt hoặc kiệt sức, ngay cả khi sau vài giấc ngủ hồi phục.
Khi trẻ được 2 tháng tuổi cũng đến lúc các ông bố phải đi làm lại sau khi nghỉ một thời gian.
Hầu hết người mẹ đóng vai trò chủ yếu trong việc chăm sóc trẻ nhỏ vào những năm đầu.
Nếu bạn trước đây đã rất bận rộn trong công việc thì việc chuyển sang chăm sóc trẻ hoàn toàn ở nhà sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bạn.
Cố gắng đừng cô lập mình với bạn bè và những mối quan hệ cũ.
Nó rất quan trọng để bạn cảm thấy tốt hơn về mặt tinh thần và thấy không cô đơn trong thời gian này.
7.11 Tự chăm sóc bản thân
Nếu bạn thấy tóc mình rụng nhiều, đừng quá thất vọng.
Trong thời gian mang thai, tóc ở trạng thái duy trì và ít rụng hằng ngày.
Nội tiết tố ảnh hưởng vào cuối thời kì mang thai sẽ làm nhiều bà mẹ rụng tóc nhiều hơn bình thường.
Đừng quá lo lắng, mọi việc sẽ trở lại bình thường sau vài tháng.
Chăm sóc răng và nướu ngay từ bây giờ, đừng xao lãng vấn đề về răng miệng ngay cả khi bạn không có thời gian thì việc chăm sóc răng miệng cũng vẫn rất quan trọng và cần được chú ý.
Bố mẹ có thể truyền vi khuẩn cho bé khi ôm hôn nếu bị sâu răng hoặc có các vấn đề về răng miệng.
Đó là cách bảo vệ chính bạn và con bạn.
7.12 Giấc ngủ của bạn
Bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc trong thời gian này.
Vì có thể phải cho bé ăn ban đêm nên bạn cần tranh thủ ngủ trong những giấc ngủ dài của bé.
Bạn có thể ngủ sớm ngay cả khi chỉ mới 8 giờ tối, nên tranh thủ nghỉ ngơi để lấy lại sức.
Giấc ngủ sâu vài giờ sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh hơn và bạn nên biết cách quản lý tốt để đảm bảo giấc ngủ cho mình.
7.13 Đời sống vợ chồng
Đời sống vợ chồng của bạn có thể bị dừng trong vài tháng trước đây.
Sau khi sinh con, sự mệt mỏi về thể chất sẽ làm cho bạn giảm sự hứng thú trong chuyện chăn gối.
Tuy nhiên hãy trở lại khi cả hai đã thực sự sẵn sàng, điều đó cũng rất cần trong việc giữ hạnh phúc gia đình bạn.
Và chú ý rằng bởi vì bạn vừa mới có em bé không có nghĩa là bạn không có khả năng mang thai tiếp tục.
Do đó, hãy xin ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để có những biện pháp tránh thai thích hợp.
8. 6 lưu ý quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
8.1 Tăng lượng sữa và các cữ bú cho trẻ
Trẻ sơ sinh hai tháng tuổi có thể thường xuyên báo hiệu cho cha mẹ biết rắng bé đói và cần bú sữa.
Khi đó, trẻ sẽ khóc để thu hút sự chút ý.
Cha mẹ hãy cho bé bú để đáp ứng nhu cầu ăn sữa của con.
Khi cần thiết, phải tăng cường các cữ bú vào ban ngày và ban đêm để trẻ không bị đói.
8.2 Xác định khung giờ ngủ của trẻ sơ sinh
Trong tháng thứ 2, giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ kéo dài hơn.
Mẹ hãy theo dõi kết hợp đọc một số tài liệu để biết khung giờ ngủ phù hợp của con.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ vào cuối cữ bú sữa hoặc sau khi bú 30 phút.
Trung bình giấc ngủ của trẻ thời gian này dao động từ 9 – 12 giờ đồng hồ.
Vì vậy, hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc để cơ thể phát triển tốt.
8.3 Hãy dỗ dành khi trẻ khóc
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khóc rất nhiều có thể khiến các bậc cha mẹ lo lắng.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ thống thần kinh đang dần phát triển.
Trẻ có thể cảm thấy phấn khích khi bị kích thích, mệt mỏi và gây sự chú ý với cha mẹ.
Vì vậy, khi thấy trẻ khóc, cha mẹ hãy dỗ dành để bé biết mình được quan tâm.
Hãy ôm ấp trẻ, xoa, vỗ về hoặc đưa bé ra ngoài để trấn an tâm lý.
8.4 Hỗ trợ sự phát triển của con
Thị lực ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã phát triển tốt hơn, trẻ có xu hướng bám chặt hơn và thực hiện các hoạt động tay, chân nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh sẽ thích khám phá bàn tay, bàn chân của mình, di chuyển qua lại để quan sát.
Cha mẹ có thể cầm tay con chỉ vào các đồ chơi mềm mại, nhiều màu sắc.
Tầm nhìn bé phát triển bước đầu giúp con nhìn thấy những màu sắc cơ bản và chơi cùng một số đồ chơi phù hợp.
8.5 Tương tác với trẻ sơ sinh 2 tháng tuối
Trong tháng thứ hai, trẻ sơ sinh đã biết phản ứng với những tiếng ồn lớn, đột ngột.
Hãy trông chừng và ôm trẻ khi bé giật mình.
Thời điểm này, cha mẹ hãy trò chuyện cùng con bằng cách nói những từ đơn giản hoặc những câu nói có nhịp điệu rõ ràng nhằm tăng sự tương tác hai chiều.
8.6 Đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Cha mẹ không nên để bé nằm trên giường hoặc sàn nhà mà không để ý.
Nếu trong gia đình có vật nuôi, cha mẹ không nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với vật nuôi.
Đồ chơi của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nên chọn chất liệu mềm, không có bất kỳ cạnh sắc nào.
Thường xuyên vệ sinh, quét dọn để đảm bảo khu vực xung quanh trẻ không sót lại những độ vật góc cạnh gây nguy hiểm.
8.7 Theo dõi sức khỏe tổng quát và lịch tiêm phòng
Hãy đưa trẻ sơ sinh đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ.
Đồng thời, cha mẹ chú ý giữ gìn môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, ngăn nắp để cơ thể trẻ không bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập.
Việc tắm rửa, vệ sinh cho trẻ cũng nên thực hiện thường xuyên.