Corticoid gần đây được báo chí truyền thông và những chuyên gia y tế cảnh báo nguy hiểm. Chắc bạn đã từng nghe nói đến rồi phải không nào.
Đối với những ai chưa biết hoặc đang tìm hiểu về vấn đề này thì hãy cùng Làm Đẹp Nhé xem qua bài viết sau đây.
1. Corticoid là gì
Corticoid là những nội tiết tố (hormone) do vỏ nang thượng thận (cortico-surrénale) tiết ra, có cấu trúc hóa học steroid nên được gọi tắt là nhóm thuốc corticoid.
Ðến nay những gì mà con người tổng hợp được rất nhiều nhóm thuốc steroid và sử dụng rộng rãi, đồng thời cũng kéo theo tình trạng lạm dụng thuốc rất phổ biến.
2. Thuốc corticoid là gì
Những tên khoa học của thuốc như Hydrocortison, Prednison, Betamethason, Dexamethason, Prednisolon… cho thấy các nhóm thuốc này rất đa dạng, nhiều chủng loại và mỗi loại lại có rất nhiều tên thương mại khác nhau.
2.1 # Thuốc Corticoid có công dụng gì trong điều trị bệnh?
- Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, dị ứng. Chỉ riêng với đặc tính này, thuốc cũng đã trị được nhiều loại bệnh như viêm khớp do thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do chấn thương khớp, trị sẹo lồi, sẹo phì đại (khoa da), trị viêm phần trước mắt (khoa mắt), trị viêm mũi (khoa tai mũi họng)…
- Chống dị ứng: Dùng điều trị trong các bệnh dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, hen suyễn nặng…
- Ngoài ra còn nhiều chỉ định chuyên môn khác do tác dụng đa dạng của thuốc như bệnh da pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn của người lớn, bệnh thiếu máu tán huyết do tự miễn…
Chính vì đa công dụng như thế nên nhiều người đã lầm tưởng rằng thuốc corticoid là loại thần dược trị được bá bệnh.
2.2 # Thuốc Corticoid có công dụng gì trong điều trị bệnh?
- Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, dị ứng. Chỉ riêng với đặc tính này, thuốc cũng đã trị được nhiều loại bệnh như viêm khớp do thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do chấn thương khớp, trị sẹo lồi, sẹo phì đại (khoa da), trị viêm phần trước mắt (khoa mắt), trị viêm mũi (khoa tai mũi họng)…
- Chống dị ứng: Dùng điều trị trong các bệnh dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, hen suyễn nặng…
- Ngoài ra còn nhiều chỉ định chuyên môn khác do tác dụng đa dạng của thuốc như bệnh da pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn của người lớn, bệnh thiếu máu tán huyết do tự miễn…
Chính vì đa công dụng như thế nên nhiều người đã lầm tưởng rằng thuốc corticoid là loại thần dược trị được bá bệnh.
3. Tác hại của việc lạm dụng thuốc Corticoid là gì
Việc lạm dụng corticoid sẽ gây rất nhiều tác hại cho người dùng. Nhiều loại kem trị mụn chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt.
Dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (tưởng nhầm là thuốc rửa trong mắt, giúp mắt sáng long lanh) sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể, thấy cảnh vật mờ mờ ảo ảo…
3.1 Những tai biến chính do lạm dụng thuốc corticoid
- Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn như mặt trăng.
- Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.
- Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.
- Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.
- Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.
- Làm loét dạ dày – tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
- Ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá, tăng nhãn áp.
Ðấy là lý do vì sao thuốc kháng viêm corticoid nhất thiết cần có chỉ định điều trị của thầy thuốc.
Cách sử dụng thuốc corticoid rất đa dạng: từ uống, tiêm bắp, tiêm gân đến tiêm vào trong khớp, vùng ngoại vi của khớp (khớp gối, khớp háng, khớp vai), hoặc tiêm vào các mô mềm, bao gân…
- Tùy theo từng loại bệnh để chọn loại thuốc corticoid thích hợp.
- Tùy tình trạng bệnh và tổng trạng bệnh nhân mà dùng liều lượng và thời gian thích hợp, vì có những bệnh cần dùng liều cao tấn công rồi sau đó giảm liều từ từ; Có những bệnh lại cần khởi đầu với liều thấp rồi tăng dần lên cho đến khi đáp ứng được hiệu năng trị liệu. Nếu cần thiết dùng cho trẻ em thì liều dùng phải được kiểm soát chặt chẽ theo tỷ lệ phù hợp với tuổi hay cân nặng. Ðặc biệt cần hết sức thận trọng với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Trong khi dùng thuốc cần theo dõi sát bệnh nhân để đề phòng các biến chứng liên quan đến huyết áp, cân nặng, phân, lipid trong máu và theo dõi tái phát bệnh lao nếu người dùng có tiền sử lao. Trong thời gian điều trị bằng thuốc kháng viêm corticoid, khẩu phần ăn cần giảm muối, giảm đường và tăng lượng đạm.
Việc ngưng dùng thuốc corticoid cũng là cả một nghệ thuật nhằm giúp phục hồi chức năng nang thượng thận của bệnh nhân.
Có thể giảm liều mỗi ngày hoặc dùng một ngày, ngưng một ngày, hoặc dùng thuốc ban ngày không dùng ban đêm để nang thượng thận làm việc đều đặn trở lại và tiếp tục tiết ra nội tiết tố corticoid thiên nhiên.
4. Chất corticoid là gì
Corticoid là dược phẩm chống viêm mạnh, chống mẫn cảm, chống dị ứng, chống ngộ độc và ức chế miễn dịch, được dùng dạng uống, tiêm mạch, tiêm bắp, tiêm tại chỗ hay bôi da trực tiếp.
Corticoid có tên gọi đầy đủ là Gluco-corticoid, một hormon vỏ thượng thận có tác dụng thúc đẩy tổng hợp glucose từ protid, thải trừ K+, giữ Na+ và kiềm chế tác dụng của ACTH.
Gluco-corticoid tự nhiên có hai loại chính là Cortisol (Hydrocortison) và Corticosteron. Trong lâm sàng, các chế phẩm corticoid đều là dẫn xuất của cortisol hay hydrocortison, còn được tổng hợp từ acid mật, từ thực vật, và tổng hợp hóa dược.
Viêm da corticoid là tình trạng viêm da do nghiện chất Corticoid thông qua các loại mỹ phẩm thoa ngoài. Điều nguy hiểm nằm ở chỗ khi thoa corticoid, khi hiệu quả càng nhanh và càng đẹp nhiều thì khi ngừng sử dụng da sẽ có những biểu hiện biến chứng viêm xấu và tệ hại bấy nhiêu, tàn phá da mặt và diện mạo người dùng.
Biểu hiện viêm da do nghiện corticoid bôi da còn gọi là phản ứng viêm da do hiện tượng phản hồi corticoid, thường xảy ra từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau khi ngừng hẳn bôi kem corticoid.
Thuốc rất đa dụng nhưng thường để lại tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì thế, người dùng luôn được cảnh báo về các vấn đề có thể xảy ra, tuy nhiên, việc lưu ý sử dụng vẫn còn khá hạn chế đối với nhiều người.
5. Tác hại của corticoid
Người dùng thường bị viêm da corticoid do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất vẫn là do sử dụng các loại mỹ phẩm thoa da tự chế.
Kem trộn (kem tự pha) được quảng cáo với tác dụng làm trắng, trị nám, trị mụn nhanh chóng, cho làn da đẹp lên tức thì…
Việc này rất phổ biến khắp các tỉnh thành, người người rỉ tai mách bảo nhau công thức pha trộn, rẻ tiền, dễ mua mà kết quả lại là da trắng đẹp mượt mà da rất nhanh trong vòng vài ngày.
Tuy nhiên, phía sau đó lại toàn là corticoid.
Không quá xa lạ khi các thông tin bán kem trộn tràn lan khắp mạng xã hội và các diễn đàn phụ nữ, làm đẹp.
Dù được mua vừa bán, nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng chính bản thân người bán cũng như người mua đều không hiểu hết được những nguy hiểm của các loại sản phẩm như thế này.
Việc họ quan tâm là doanh thu, là làn da trắng muốt nhanh chóng, bất kể những lời cảnh báo về các nguy cơ.
Bên cạnh đó, vẫn có một số chị em dù sử dụng corticoid theo toa bác sĩ để trị mụn, trị dị ứng… tuy nhiên sau điều trị lại nhận thấy da trắng hơn, mượt hơn… nên đã tự ý dùngcorticoid với hy vọng duy trì hiệu quả lâu dài.
Tuy nhiên, điều này chỉ khiến cho người bệnh bị nghiện nặng vi dụng thuốc kháng viêm corticoid chứ không hề duy trì hiệu quả làm đẹp được lâu hơn chút nào.
6. Tác dụng của corticoid
Corticosteroid (Corticoid) được sử dụng để làm giảm các vùng bị viêm của cơ thể, thuốc sẽ làm giảm sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng trầm trọng hoặc các vấn đề về da, hen suyễn hoặc viêm khớp.
Thuốc kháng viêm corticoid cũng có thể được sử dụng cho các điều kiện khác theo quyết định của bác sĩ.
Cơ thể của bạn tự sản xuất một số hormone giống như cortisone cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Nếu cơ thể không sản sinh đủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc này để giúp bù đắp sự khác biệt.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
7. Nguyên tắc sử dụng corticoid
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
7.1 Liều dùng thuốc corticoid cho người lớn
Liều dùng thuốc sẽ khác nhau đối với các bệnh nhân khác nhau.
Đối với betamethasone
7.1.1 Liều dùng thông thường đối với dạng liều uống (sirô, thuốc viên, viên sủi bọt)
Liều dùng đối với người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên: liều lượng có thể dao động từ 0,25 đến 7,2 mg mỗi ngày, dưới dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
7.1.2 Đối với dạng liều uống lâu dài (viên nén phóng thích)
Liều dùng cho người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên: liều lượng có thể dao động từ 1,2 đến 12 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.
Đối với dạng liều tiêm:
Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 2-6 mg mỗi ngày.
Đối với budesonit:
7.1.3 Đối với dạng liều uống dài khi uống (viên nang phóng thích kéo dài)
Liều dùng cho người lớn: lúc đầu, liều là 9 mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần. Sau đó, bác sĩ có thể giảm liều xuống còn 6 mg mỗi ngày. Mỗi liều phải được uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.
Đối với cortisone
7.1.4 Đối với dạng liều uống (viên nén)
Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên 25-300 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.
7.1.5 Đối với dạng liều tiêm
Liều dùng cho người lớn và thiếu niên là 20-300 mg một ngày, tiêm vào cơ.
Đối với dexamethasone:
7.1.6 Đối với dạng liều uống (thuốc nhỏ mắt, dung dịch uống, thuốc viên)
Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 0,5-10 mg được thực hiện thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.
7.1.7 Đối với dạng liều tiêm
Liều dùng dành cho người lớn và thiếu niên là từ 20,2 đến 40 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.
Đối với hydrocortisone
7.1.8 Đối với dạng liều uống (thuốc uống, thuốc viên)
Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên: bạn dùng 20-800 mg mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
7.1.9 Đối với dạng liều tiêm
Liều dùng dành cho người lớn và trẻ vị thành niên 5 đến 500 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch hay dưới da càng nhiều càng tốt nếu cần thiết, như bác sĩ quyết định.
Đối với methylprednisolone
7.1.10 Đối với dạng liều uống (viên nén)
Liều dùng dành cho người trưởng thành và thanh thiếu niên: bạn dùng 4 đến 160 mg mỗi một hoặc hai ngày, như một liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
7.1.11 Đối với dạng liều tiêm
Liều dùng thông thường cho người trưởng thành và thanh thiếu niên từ 4-160 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.
Đối với prednisolone:
7.1.12 Đối với dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén)
Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên: bạn dùng 5 đến 200 miligam (mg) được thực hiện thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.
7.1.13 Đối với dạng liều tiêm
Liều dùng thông thường cho người trưởng thành và thanh thiếu niên 2-100 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.
Đối với prednisone
7.1.14 Đối với dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén)
Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên là từ 5 đến 200 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
Đối với triamcinolone:
7.1.15 Đối với dạng liều uống (sirô, viên nén)
Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên từ 2 đến 60 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.
7.1.16 Đối với dạng liều tiêm
Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên là từ 0,5 đến 100 mg tiêm vào khớp, tổn thương hoặc cơ hay dưới da càng nhiều càng tốt nếu cần thiết, như bác sĩ xác định.
7.2 Liều dùng thuốc corticoid cho trẻ em
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
8. Cách dùng corticoid
Bạn dùng thuốc này với thức ăn để ngăn ngừa buồn nôn dạ dày. Nếu cơn đau dạ dày hoặc đau vẫn tiếp tục, bạn nên hỏi bác sĩ.
Các vấn đề về dạ dày có thể xảy ra nếu bạn uống đồ uống có cồn trong khi đang được điều trị bằng thuốc này, trừ khi bạn đã kiểm tra với bác sĩ lần đầu tiên.
Đối với bệnh nhân uống viên nén budesonid phóng thích kéo dài: bạn nên nuốt toàn bộ nang, không bị vỡ, nghiền nát hoặc nhai.
Sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn hông sử dụng thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn, không sử dụng nó thường xuyên hơn và không sử dụng nó trong một thời gian dài hơn bác sĩ đã ra lệnh vì như vậy có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác.
Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
8.1 Làm gì trong trường hợp dùng corticoid quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
8.2 Làm gì nếu quên một liều dùng corticoid?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
9. Thuốc Corticoid dao hai lưỡi nguy hiểm
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị cho một bệnh nhân bị biến chứng nặng do thuốc corticoid.
Người thanh niên 28 tuổi, ở Đắk Lắk, bị ngứa da đầu, chưa rõ bệnh gì nhưng được người quen mách, anh này tiêm 10 ngày liền một loại thuốc lạ.
Thấy mặt phù, da sạm, mỏi mệt, đau hai khớp háng, trứng cá mọc rất nhiều nên ngừng tiêm.
Theo TS Trần Quang Nam, Trưởng khoa nội tổng hợp, BV ĐH Y Dược, loại thuốc bệnh nhân đã tiêm không xác định được nguồn gốc xuất xứ, sử dụng liều lượng quá cao trong thời gian dài nên có nhiều biến chứng nghiêm trọng: Xét nghiệm máu thấy lượng cortisol (nội tiết tố do tuyến thượng thận tiết ra) giảm trầm trọng do suy tuyến thượng thận là bằng chứng cho thấy bệnh nhân đã tiêm vào cơ thể liều lượng cao corticoid.
Do tình trạng đau khớp háng làm vận động, đi lại khó khăn nên chuyển bệnh nhân sang khoa Chấn thương chỉnh hình điều trị.
PGS Bùi Hồng Thiên Khanh cho biết, trên phim chụp cộng hưởng từ (MRI) xác định hình ảnh hoại tử chỏm xương đùi hai bên.
Đây là một trong hàng chục biến chứng do corticoid, rất hay gặp khi dùng corticoid liều cao và nhiều khi chụp X-quang thường quy không phát hiện được.
Do tổn thương chỏm xương đùi trái rất nặng nên phải mổ thay bằng chỏm xương đùi nhân tạo.
Chỏm xương đùi phải tổn thương nhẹ hơn nên có chỉ định điều trị bảo tồn bằng cấy sụn khớp vào phần tổn thương…!
Corticoid được chỉ định cho rất nhiều bệnh và hiệu quả rất tốt nhưng cũng có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Người ta gọi thuốc là “dao hai lưỡi” mà “lưỡi” nào cũng sắc…
Thuốc gây rối loạn tâm thần với các biểu hiện: Mất ngủ, lo âu, trầm cảm, tăng ý định tự sát, hoặc kích thích, cáu bẳn hay lãnh đạm thờ ơ, mất trí nhớ về ngôn ngữ và lời nói, nặng thì có hoang tưởng, ảo giác.
Trẻ em thì quấy khóc hoặc nói lắp, hoặc quá hiếu động hay có hành vi xâm hại, gây chảy máu hoặc loét dạ dày vì làm tăng tiết axit dịch vị, giữ nước và muối nên làm béo giả và người bệnh suy tim có thể phù phổi cấp, giảm kali máu biểu hiện bằng mệt mỏi, yếu cơ, nặng sẽ loạn nhịp tim, có thể gây suy tim cấp, do kali đặc biệt cần cho cơ tim.
Phát bệnh tiểu đường ở người còn tiềm ẩn bệnh do tăng sản xuất glucosa ở gan và kháng insulin làm tăng glucosa máu, tăng huyết áp động mạch, gây loãng xương (xương giòn, dễ gãy do mất canxi) nhất là nữ giới sau mãn kinh, hoại tử xương vô trùng, thường ở chỏm xương đùi.
Làm máu dễ đông gây tắc mạch, giảm các phản ứng tự vệ của cơ thể; giảm bạch cầu hạt và giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, lao phổi, nấm da, teo cơ, thường là cơ mông, cơ tứ đầu đùi, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp; nổi nhiều mụn và sạm da nếu dùng kem chứa corticoid, gây hại cho thai và làm trẻ chậm phát triển chiều cao.
Thuốc gây ra hội chứng Cushing với biểu hiện: Béo trung tâm (béo phần thân); u mỡ sau gáy; mệt mỏi và nhanh mệt, yếu cơ gốc chi, mặt tròn, đỏ bừng, da màu hồng hoặc căng bóng, mỏng và dễ tổn thương nên thường có những đám màu tím hay những vết rạn da ở bụng, đùi, ngực và cánh tay.
Chậm lành vết thương, côn trùng cắn và nhiễm trùng, trầm cảm, lo lắng và dễ cáu gắt, mất kiểm soát cảm xúc, lông, tóc dày hơn hoặc nhiều hơn, rậm lông mi, tóc mai, râu, ria mép ở nữ (nam hóa), nhiều trứng cá ở mặt và lưng, kinh nguyệt thất thường hoặc không có, giảm ham muốn tình dục, liệt dương, sỏi thận.
Đặc biệt, thuốc gây suy tuyến giáp trạng và thượng thận hai trong số những tuyến sinh mệnh của cơ thể, sản xuất những nội tiết tố quan trọng, nguy hiểm nhất là suy vỏ thượng thận nếu dùng kéo dài, bởi vỏ thượng thận tiết corticoid là do nội tiết tố ACTH (Adreno cortico trophinum hypophysarum) của tuyến yên kích thích.
Khi nồng độ corticoid máu cao kéo dài sẽ ức chế ngược làm tuyến yên không tiết ACTH, nếu dừng thuốc đột ngột vỏ thượng thận sẽ không tiết corticoid do không có ACTH kích thích, dẫn đến nguy kịch tính mạng do huyết áp tụt!
Vì thế, Corticoid phải dùng liều cao nhất rồi giảm dần hoặc trước khi dừng thuốc phải tiêm ACTH để kích thích vỏ thượng thận hoạt động…
Cũng vì nhiều tác dụng gây hại nên corticoid có hàng chục chống chỉ định, mà người dân có biết cũng chỉ một hai…
10. Thuốc corticoid có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc corticoid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác.
Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết.
Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.
Corticoid có thể làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như đau họng, sốt, hắt hơi hoặc ho.
Các thuốc tương tác với corticoid
- Aceclofenac
- Acemetacin
- Aldesleukin
- Amtolmetin guacil
- Celecoxib
- Ceritinib
- Choline salicylate
- Clarithromycin
- Clonixin
- Diclofenac
- Diflunisal
- Dipyrone
- Doxorubicin
- Doxorubicin hydrochloride Lliposome
- Droxicam
- Enzalutamide
- Etodolac
- Etofenamate
- Etoricoxib
- Etravirine
- Felbinac
- Fenoprofen
- Fentanyl
- Ibuprofen
- Idelalisib
- Indinavir
- Indomethacin
- Itraconazole
- Ketoconazole
- Ketoprofen
- Ketorolac
10.1 Thuốc corticoid có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
10.2 Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc corticoid?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ví dụ như:
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS);
- Nhiễm nấm;
- Nhiễm trùng herpes simplex ở mắt;
- Nhiễm trùng vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV);
- Nhiễm trùng tại nơi điều trị;
- Phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương nghiêm trọng;
- Nhiễm giun lươn;
- Bệnh lao.
Corticoid có thể làm tình trạng nhiễm trùng hiện có chậm lại, xấu đi hoặc gây ra nhiễm trùng mới.
Một số tình trạng khác bao gồm:
- Bệnh đậu mùa (bao gồm cả phơi nhiễm gần đây);
- Sởi (bao gồm cả phơi nhiễm gần đây) của bệnh nặng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể;
- Bệnh tiểu đường (đường tiểu đường) – Corticoid có thể làm giảm khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tăng đường huyết;
- Viêm phân liệt.
11. Bảo quản thuốc corticoid
11.1 Bạn nên bảo quản corticoid như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
11.2 Corticoid đang được dùng tùy tiện như kháng sinh!
Dùng các thuốc corticoid phải có chỉ định và liều lượng do bác sĩ quyết định theo đơn, nhưng hiện nay thuốc đang được dùng tràn lan và hầu hết tự mua hay do hiệu thuốc “chỉ định”.
Ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, thậm chí nhức đầu… thì cùng với kháng sinh là “dexa” (dexamethason) được hiệu thuốc bán kèm, có khi chỉ mỗi “dexa” và hầu hết các hiệu thuốc nông thôn, thành thị đều “kê” toa như vậy!
Do tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh nên nhiều người coi như thần dược, nên những lần sau cứ thế uống, mà khi được hỏi thì không biết là thuốc gì.
Không ít người bán thuốc ở các hiệu thuốc nông thôn cũng không biết là thuốc gì nhưng cứ bán và càng tiêu thụ mạnh thì càng được nhiều tiền…
Mới đây, cháu bé 10 tuổi ở Hà Nội, nhìn mọi vật chỉ như qua “ống nhòm”, nguy cơ mù hoàn toàn do nhỏ thuốc mắt chứa corticoid trong thời gian dài. Ban đầu bé chỉ bị viêm kết mạc, người nhà ra hiệu thuốc hỏi và được mua thuốc nhỏ mắt có corticoid. Nhỏ vài lần ngày, mắt bé hết ngứa và trở lại bình thường, nghĩ là thuốc tốt.
Mỗi lần bệnh cháu tái phát (bởi là viêm kết mạc dị ứng, thường tái phát) gia đình lại mua thuốc này về nhỏ…
Dần dần thuốc không còn hiệu quả, mắt trẻ không hết bệnh mà ngày càng đỏ, nhìn mờ dần, người nhà mới đưa đi khám…
Khoa Glaucoma, BV Mắt TƯ, Hà Nội khám thấy, kết mạc viêm dị ứng rất nặng, đục thủy tinh thể, tổn thương thần kinh thị giác trầm trọng, thị trường (khoảng không gian mắt bao quát được) bị thu hẹp, trẻ nhìn như qua “ống nhòm”.
Đáng tiếc là những tổn thương này không thể sửa chữa được và BV đang cố gắng điều trị hạ nhãn áp (tăng nhãn áp là bản chất của bệnh Glaucoma (thiên đầu thống), làm hỏng các bộ phận của mắt), chống dị ứng.
Chỉ nhằm giữ được thị lực còn lại song rất khó vì cháu mới 10 tuổi, mà trẻ nhỏ đáp ứng điều trị kém hơn người lớn!
Bé mắc bệnh Glaucoma mà WHO xếp loại gây mù lòa thứ 2 vì nhỏ thuốc mắt chứa corticoid kéo dài.
Không ít người tự hại mình và trẻ nhỏ do không biết biến chứng này của corticoid… và khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, gần mù hoặc mù hoàn toàn, ác là những tổn thương mù lòa này không thể sửa chữa được.
Trong tình trạng chung, các loại thuốc nhỏ mắt Polydexa, Neodex, Polydecaron, Dexacol… chứa corticoid, phải được chỉ định và bán theo đơn, nhưng nhiều người tự mua, tự dùng.
Chỉ với 3.000 đồng và dễ như mua rau để có một lọ thuốc nhỏ mắt Collydexa 5ml… Mắt bị đỏ, đau, cộm, sưng, phù nề, đến mỏi mắt do đọc sách hay làm việc máy tính nhiều, đỏ mắt do bụi đường.
Chỉ cần vài giọt thuốc này là thấy mắt hết đỏ, dễ chịu…
Mấy ai đọc cảnh báo tác dụng xấu tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc bề mặt, mỏng lớp giác mạc của mắt, nếu dùng kéo dài hay vô số những chống chỉ định của thuốc, chặng hạn đau mắt do nhiễm nấm mà nhỏ thuốc có corticoid thì nguy cơ mù ở ngay trước mắt…
BV Mắt TƯ thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị suy giảm thị lực trầm trọng hay mù lòa do dùng tùy tiện thuốc nhỏ mắt có corticoid.
Nhiều người chỉ 17 – 18 tuổi và không ít trẻ nhỏ đã bị mù do bệnh Glôcôm, một tai biến của thuốc corticoid…
12. Da nhiễm corticoid là gì
Da nhiễm corticoid là tình trạng viêm da do nghiện chất Corticoid là chất độc được bảng B (theo quy định của bộ Y tế) theo đường mỹ phẩm bôi da.
Đặc biệt khi bôi sản phẩm làm đẹp chứa corticoid làm da đẹp nhanh và đẹp nhiều bao nhiêu thì khi ngừng bôi da biểu hiện biến chứng viêm da càng xấu và tệ hại bấy nhiêu, gây tàn phá da mặt và diện mạo người dùng.
Đó chính là viêm da corticoid.
Biểu hiện viêm da do nghiện corticoid bôi da còn gọi là phản ứng viêm da do hiện tượng phản hồi corticoid, thường xảy ra từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau khi ngừng hẳn bôi kem corticoid.
12.1 Vì sao bị nghiện corticoid bôi da
Người dùng thường bị nghiện corticoid bôi da do nhiều nguyên nhân. Bôi da theo toa bác sĩ để trị mụn, trị dị ứng, sau đó bệnh nhân thấy da trắng mượt nên tự ý dung toa cũ không đến tái khám, điều này thường khiến cho người bệnh bị nghiện nặng vi dụng thuốc corticoid chứ không phải pha trộn.
Người dùng tự ý pha kem (kem trộn) để làm trắng, trị nám, trị mụn sử dụng thành phần chính là corticoid. Việc này rất phổ biến khắp các tỉnh thành, người người rỉ tai mách bảo nhau công thức pha trộn, khá rẻ tiền, dễ mua mà kết quả lại là da trắng đẹp mượt mà da rất nhanh trong vòng vài ngày.
Sản phẩm của các cơ sở làm đẹp làm không đúng, cho corticoid vào sản phẩm chăm sóc da để làm nhanh đẹp và thu lợi nhuận bất chấp tác hại tàn phá làn da của người dùng. Việc này hiện nay đang rất phổ biến và trở thành nạn dịch corticoid trong làn làm đẹp.
Sản phẩm không xuất xứ bán online thông qua các mạng xã hội, thông qua hình ảnh ảo của những người đẹp ảo với làn da trắng muốt trong trang phục gợi cảm.
Phương tiện bán hàng này hiện nay đang rất phát triển, doanh số và lợi nhuận khổng lồ, họ đã và đang nhắm tới những thanh thiếu niên ngây ngô cả tin, thiếu kiến thức tiêu dùng lẫn kinh nghiệm mua hàng.
Vì vậy mà tuổi nhiễm corticoid và viêm da corticoid ngày càng hạ thấp xuống đối tượng rất trẻ.
12.2 Những loại viêm da do nghiện corticoid bôi da
12.2.1 # Thể viêm da kích thích
Đây là thể rất nặng và cấp tính do dùng các loại corticoid mạnh và độc tính cao.
Triệu chứng rất khó chịu làm cho người bênh đứng ngồi không yên, biểu hiện bằng triệu chứng ở những vùng đã bôi sản phẩm chứa corticoid :
- Triệu chứng đỏ da, kèm theo nóng rát, độ nặng nhẹ tùy trường hợp
- Ngứa da, nhiều hay ít tùy trường hợp, nhiều trường hợp rất ngứa
- Da khô bong tróc dày từng mảng sần sùi
- Sẩn đỏ nổi dày hay thưa
- Mụn nước, dày hay thưa
- Mụn nước vỡ da tiết dịch vàng và nguy cơ nhiễm trùng da
12.2.2 # Thể viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn
Đây là thể viêm da dai dẳng kéo dài, có thể đến cả năm.
- Da nhờn nhiều và da trông bẩn
- Da nổi mụn đầu trắng, đầu đen nhiều khi ngừng kem
- Da có nhiều mụn đầu trắng chìm dưới da, có thể khi tăng khi giảm kéo dài trong nhiều tháng, phần lớn khoảng tháng thứ 5-6 trở đi mới giảm rõ rệt sau điều trị
- Da có mụn viêm, mụn mủ
- Da nhiều sẹo lõm và sẹo thâm
- Thể này thường do dùng kem trị mụn chứa corticoid trên da nguyên thủy là da nhờn hay nổi mụn và mụn trứng cá nguyên phát.
12.2.3 # Thể đỏ da dãn mạch kéo dài
Đây là thể nặng dai dẳng do bôi corticoid là Dexamethasone dạng thuốc nguyên chất không pha trộn trong thời gian dài vài năm trở lên.
- Da đỏ nóng rát phừng phừng.
- Đỏ da càng tăng khi vận động mặt, vận động cơ thể, khi xúc động, khi gặp nhiệt hoặc hóa chất.
- Tình trạng dãn mạch đỏ da lập lại nhiều cơn trong ngày
- Tình trạng đỏ da kèm theo cảm giác sung phù ở mặt, cảm giác căng tức bên dưới da, cảm giác châm chích, cảm giác ngứa như kiến bò.
- Thể đỏ da thường kéo dài, giảm chậm, dễ bị tác nhân của đời sống kích thích đỏ lại hay đỏ tăng.
12.2.4 # Thể viêm da dạng phồng dộp
Đây là thể nặng, cấp tính còn gọi thể hội chứng Steven Johnson (hội chứng hoại tử nông da do nhiễm độc) do nhiễm corticoid độc tính cao trên cơ địa dị ứng bẩm sinh.
- Da nổi những phồng nước như phỏng ngày càng nhiều
- Những phồng nước này loang thành một mảng dộp phồng nước rộng trên mặt
- Phồng nước vỡ đau nhức, nóng rát
- Có thể bị nhiễm trùng những phồng nước biến thành túi mủ.
- Phồng nước khô, da lột sạch để lại tình trạng tiếp theo là sẩn hay đỏ da kéo dài.
- Sauk hi phồng dộp da lột sạch có thể vùng da ấy da bị xạm thâm sau viêm.
12.2.5 # Thể khô da bong tróc
Đây là thể nhẹ, nhiễm corticoid loại độc tính thấp, dùng thời gian ngắn, pha trộn nên nồng độ thấp.
- Da khô sần từ nhẹ đến vừa không quá nặng
- Ngứa đi kèm, ngứa vừa hay không ngứa
- Không có sẩn
- Không đỏ da
- Không nóng rát da
- Thời gian hồi phục nhanh trong vòng 1-2 tháng điều trị.
12.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng nhẹ của da bị nhiễm corticoid
- Thời gian bôi càng dài thời gian điều trị chữa lành càng dài
- Độc tính của corticoid càng cao mức độ viêm càng nặng
- Nồng độ corticoid trong sản phẩm càng cao, viêm càng nặng, thời gian điều trị càng dài.
- Tần xuất bôi da càng nhiều, càng đều càng bị viêm da nặng và chữa khó lành.
12.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị da bị nhiễm corticoid
- Người bệnh dùng sản phẩm điều trị đủ, đúng liều, đều đặn
- Dùng thuốc theo toa hỗ trợ vitamin liệu pháp đúng đủ
- Thực hiện lời dặn chăm sóc càng nhiều càng tốt càng kết quả nhanh
- Đời sống không quá áp lực gây stress
- Tâm lý vững vàng, tâm lý không quá dễ bị kích thích
- Môi trường sống thuận lợi
- Nhận thức đủ và hiểu rõ tác hại của corticoid
- Kiên trì điều trị vì viêm da corticoid thường dai dẳng và khó trị vì chức năng sống tế bào bị tổn hại nặng và lâu ngày.
13. Corticoid có trong những loại thuốc nào
- Hydrocortison là Corticoid tiết ra từ vỏ thượng thận có tác dụng chống viêm… thuộc vào nhóm glucorticoid
- Prednisolon là thuốc thuộc nhóm glucorticoid có tác dụng như các thuốc khác. Thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên cần cẩn thận khi dùng.
- Methylprednisolon
- Fluocinolone
- Beclomethason
- Dexamethason
14. Làm sao nhận biết thuốc có chứa corticoid?
Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau: bệnh vảy nến, chàm và các bệnh viêm da dị ứng, sốc phản vệ hay mề đay, hen phế quản và tắc phổi nghẽn mạn tính, hội chứng thận hư nguyên phát, viêm đa khớp và thấp khớp cũng được điều trị bằng corticoid.
Ngoài ra còn điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa, mắt, huyết học, bệnh ác tính…
Việc sử dụng loại thuốc này một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, sử dụng không đúng sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để biết loại thuốc đang sử dụng có chứa corticoid hay không, cách tốt nhất là bạn đọc hướng dẫn sử dụng, xem mục các thành phần của thuốc bạn sẽ biết được thành phần đầy đủ của thuốc hoặc cách khác là bạn có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ.
Thuốc có chứa corticoid nếu trong thành phần có những chất sau: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluocinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone…
Thông thường các corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: budesonide
Một số loại thuốc thường gặp trên thị trường có thành phần là corticoid: Thuốc medrol chứa thành phần methylprednisolone, thuốc fucicort chứa thành phần betamethasone, thuốc điều trị hen symbicort chứa thành phần budesonide, thuốc flucinar chứa thành phần fluocinolone, thuốc nhỏ mắt polydexa chứa thành phần dexamethasone…
Việc nhận biết thành phần corticoid có trong thuốc để giúp bạn cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc này.
Từ đó, sử dụng corticoid an toàn hợp lý hiệu quả, tránh được những tác dụng phụ nguy hiểm.
15. Tác dụng phụ của corticoid
Theo các bác sĩ, corticoid là thành phần có mặt ở hàng trăm loại thuốc khác nhau, từ thuốc bổ đến thuốc kháng viêm. Thế nhưng, loại thuốc này có tác dụng phụ kinh hoàng.
15.1 Lở loét vì kem trị ngứa
Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường- Nguyên bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, hàng ngày ông gặp rất nhiều bệnh nhân là nạn nhân của các đơn thuốc có chứa corticoid.
Đặc biệt ngay cả bệnh nhân bị tiểu đường cũng được kê loại thuốc có chứa hoạt chất này.
Trường hợp của chị Cao Thị Thủy trú tại Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội là điển hình. Chị Thủy bị ngứa da nên ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi.
Chị bôi thuốc thấy đỡ hơn hẳn nhưng vì ngứa mãn tính, theo thời tiết nên chị bôi liên miên.
Đợt thay đổi thời tiết vừa qua, để chống lại nhưng cơn ngứa da, chị Thủy bôi rất nhiều, đến khi trên da cổ và cẳng tay xuất hiện các vết loét da chị mới dừng lại không dùng nữa và đi khám.
Các bác sĩ cho biết chị Thủy bị tác dụng phụ của corticoid khi điều trị bệnh ngứa da.
Cùng trường hợp với chị Thuỷ, anh Vũ Mạnh Tài trú tại Hạ Long, Quảng Ninh cũng bị lở loét hết miệng vì sử dụng thuốc có chứa corticoid để tăng cân.
Anh Tài ăn rất ít, hay bị ớn lạnh người nên anh đi bốc thuốc hoàn tễ về ăn để tăng cân. Thời gian đầu, anh thấy ăn khoẻ, ngủ khỏe nên nhìn béo lên nhưng cân nặng tăng không nhiều.
Anh Tài bỏ thuốc là người lại teo đi, da nhăn nheo, chán ăn nên lại mua về uống đến khi miệng của anh có các vết loét dài, to anh mới nghỉ.
Ban đầu anh còn tưởng bị loét miệng do bệnh lây nhiễm nào đó nên hai vợ chồng nghi kị nhau. Nhưng khi đến khám, bác sĩ cho biết anh bị loét miệng do tác dụng phụ của thuốc làm tăng cân.
Thuốc hoàn tễ của anh đã được trộn tân dược có chứa corticoid để tăng khả năng tích nước khiến người sử dụng có cảm giác béo lên, tăng cân nhưng đây chỉ là mặt nổi còn bên trong thuốc có nhiều tác dụng phụ tàn phá gan, thận có thể dẫn đến suy thận, suy gan.
15.2 Thuốc có thể gây ra bệnh tiểu đường
Thạc sĩ Huy Cường cho biết corticoid phải được sử dụng rất chặt chẽ nhưng hiện nay tình trạng mua bán thuốc còn tràn lan, cộng thêm nhiều bác sĩ kê đơn thuốc mà không “có tâm” họ vẫn kê các loại thuốc này có nhiều người vì tác dụng kháng viêm rất nhanh của nó nhưng để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh.
Bác sĩ Cường nhấn mạnh một trong những tác dụng phụ của corticoid đường uống là có thể gây tăng đường máu và tăng đề kháng insulin, có thể dẫn đến tiểu đường type 2.
Thông thường, đường máu sẽ trở về mức bình thường sau khi ngưng sử dụng corticoid, nhưng trong một số trường hợp, cá biệt nếu có những yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 2 từ trước, dùng corticoid làm bộc lộ sớm bệnh tiểu đường.
Dùng corticoid trong khoảng thời gian dài, hơn 3 tháng, có thể tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 cho người bệnh. Điều này nhiều bệnh nhân còn thơ ơ, bỏ qua không để ý kỹ đến thành phần corticoid.
Nhiều bệnh nhân của bác sĩ Cường bị tiểu đường nhưng họ vẫn sử dụng thuốc có chứa hoạt chất này.
Hoạt chất này như thần dược nhưng thạc sĩ Cường nhấn mạnh: Trước khi bắt đầu uống corticoid, bạn cần nhận thức được rằng mức đường máu của người bệnh có thể tăng, nhất là những trường hợp bạn sử dụng corticoid đường uống.
Ngoài ra, những tác dụng phụ của corticoid khi dùng thời gian ngắn thể hiện rõ nhất đối với người dùng đó là: Mụn trứng cá, thay đổi tính cách đột ngột, tăng sự thèm ăn.
Tác dụng phụ khi dùng corticoid đường uống dài ngày có thể gây ra các tác dụng khủng khiếp hơn đó là: Yếu cơ, tăng đường máu, tăng mỡ máu, hôn mê tăng đường máu.
Hội chứng Cushing: béo bụng, béo mặt, mặt tròn đỏ, teo cơ, tăng huyết áp, xuất huyết dưới da…Loãng xương, gãy xương tự phát.
Đối với các thuốc mắt có chứa corticoid có thể gây ra các bệnh Glôcôm tăng nhãn áp: đau nhức mắt, giảm thị lực, đục thủy tinh thể.
Người bệnh bị suy thượng thận thứ phát, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng, lâu lành vết thương.
Dạng corticoid sử dụng đường khác như xịt hen hoặc kem bôi da có ít tác dụng phụ hơn. Corticoid dạng tiêm có thể gây đau và sưng tại nơi tiêm.
Corticoid khí dung, như trong hen phế quản, có thể gây ra tưa miệng. Corticoid tại chỗ (kem, gel hoặc thuốc rửa) có thể gây mỏng da hoặc đen da.
16. Tổng hợp danh sách mỹ phẩm chứa corticoid
Dưới đây là danh sách kem trộn tại Việt Nam mà Làm Đẹp Nhé tổng hợp lại trên các diễn đàn webtretho được cho là chứa chất corticoid(chỉ mang tính chất tham khảo)
1. Linh Hương (Serum Kiều …)
2. Pizu
3. Lrocre
4. Coco skin care
5. SoHerbs (Vsafe beauty)
6. My Miu
7. Mocha beauty
8. Rossa
9. Top white
10. Misswhite
11. Thy Thy
12. Nelly. P
13. Pure white
14. Ruby white
15. Cherry beauty
16. Collagen white
17. LS cosmetic
18. Luxury girl
19. Diamond beauty
20. DB – skin care
21. Zoley
22. KB one
23. Tys skin care cosmetic
24. White pro
25. CC white
26. S-white
27. M-white
28. Queen perfect
29. Sắc Ngọc Hương (Không phải Sắc Ngọc Khang)
30. Dewdrop beauty
31. 24k gold collagen
32. Venus white
33. Kim Ngân Hoa
34. Magic skin
35. NT white
36. Marcelle annabelle
37. My J pink
38. Body white
39. Phi Thanh Vân
40. Skin care
41. Linh nhâm
42. The gold
43. Jenny
44. Milky cream
45. Frozen
46. Gluta white
47. My cream
48. Pristine white
49. Ultra white
50. Serum collagen
51. Jbeauty
52. Nana white
53. QOB’cre
54. Julia
55. White beauty
65. Top pure
57. Quý phi
……… (còn nữa) …..
17. Cách điều trị da bị nhiễm corticoid
Đối với những bạn có da bị nhiễm corticoid thì nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, thay vào đó nên lựa chọn những sản phẩm đặc trị, thường xuyên rữa mặt bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn vùng da bị tổn thương.
Nếu có thời gian các bạn nên xông hơi mặt 1 tuần/lần, sử dụng các loại mỹ phẩm đặc trị mụn và hạn chế sử dụng mặt nạ dưỡng da vì đây là thời điểm da khá nhạy cảm.
Trong chế độ ăn hằng ngày nên tăng cường rau củ quả để bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết giúp da phục hồi nhanh hơn.
Tùy theo mức độ da và phương pháp điều trị mà khả năng phục hồi nhanh hay chậm. Ngoài ra các bạn cũng nên:
- Sử dụng mặt nạ thiên nhiên từ sữa chua + mật ong để giúp da dịu nhẹ và phục hồi nhanh hơn.
- Kem dưỡng: nên chọn loại có khả năng dưỡng ẩm cao, dùng với liều lượng phù hợp
- Sử dụng kem chống nắng và che chắn khi ra đường
- Tránh sử dụng mỹ phẩm không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là những dòng mỹ phẩm tự chế kém chất lượng
18. Phục hồi da nhiễm corticoid
18.1 # Vì sao corticoid có trong mỹ phẩm
Corticoid thực chất là một dược phẩm rất tốt trong việc chống viêm, mẫn cảm, dị ứng và thường được dùng theo nhiều hình thức như tiêm, uống hoặc thoa ngoài da. Tuy nhiên, Corticoid cũng để lại nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Corticoid giúp điều trị nhanh chóng các loại mụn viêm, sưng mủ, giảm dầu nhờn, giảm tình trạng da sần sùi, bong tróc, mang lại bề mặt da căng mọng do tác dụng giữ nước.
Chính vì vậy, khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid, chỉ trong vòng 12-24h, mụn sẽ biến mất, các vết thâm nám, tàn nhang mờ dần, da mềm mịn rõ rệt.
Hơn thế nữa, corticoid rất rẻ nên được bán rộng rãi và giúp các cơ sở sản xuất mỹ phẩm kém chất lượng tiết kiệm được một khoảng chi phí rất lớn.
18.2 # Dấu hiệu da nhiễm corticoid
18.2.1 + Trong khi sử dụng mỹ phẩm
Như đã nói ở trên, các loại mỹ phẩm chứa corticoid mang lại hiệu quả tức thì, cảm giác trắng hồng khiến người sử dụng vô cùng hài lòng, nhưng thực chất đó là tình trạng hàng rào bảo vệ da đang bị bào mòn, các mạch máu bên dưới dãn nở, lộ rõ lên bề mặt da.
Da mỏng dần và bắt đầu hình thành các đốm, mảng nám, tình trạng mụn quay trở lại và trầm trọng hơn.
Sau khoảng 1-2 tuần (tùy tình trạng sức khỏe và khả năng đề kháng của mỗi làn da), da sẽ nóng rát, ngứa, ửng đỏ, đặc biệt khi đi ra nắng hoặc ở gần bếp lửa.
18.2.2 + Khi ngưng sử dụng mỹ phẩm
Đặc điểm dễ dàng nhận biết nhất khi sử dụng nhầm sản phẩm nhiễm corticoid chính là dù chỉ vô tình quên hay ngưng sử dụng 1 ngày, làn da cũng có cảm giác châm chít, ngứa rát, da khô, bong tróc.
Đây gọi là hiện tượng nghiện corticoid. Lúc này sức đề kháng tự nhiên của da đã hoàn toàn suy giảm, dễ kích ứng, nhiễm khuẩn.
– Da khô ráp, bong tróc
Đây là tình trạng viêm nhiễm dạng nhẹ vì mỹ phẩm chỉ chứa corticoid nồng độ thấp. Da chưa nổi mẩn đỏ và có thể phục hồi trong thời 1-2 tháng nếu điều trị kịp thời bằng các phương pháp khoa học.
– Da phồng rộp, nổi bong bóng nước
Hiện tượng này thường gặp ở những làn da nhạy cảm. Mức độ bong bong nước ngày càng nhiều, có thể tạo thành một mảng lớn khắp mặt.
Khi rửa mặt hoặc makeup, chúng sẽ vỡ ra kèm theo dịch mủ vàng, tăng nguy cơ viêm nhiễm và hủy hoại làn da. Sau khi điều trị thành công, da vẫn sẽ bị tình trạng thâm sâu kéo dài.
– Da ửng đỏ, gân máu nổi nhiều
Tình trạng này bắt đầu xuất hiện sau khoảng 2-3 tuần khi ngưng sử dụng sản phẩm và thường diễn ra với các đối tượng lạm dụng corticoid quá nhiều. Da nóng rát và rất đỏ khi vận động cơ thể hoặc tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm, ánh nắng. Đáng sợ nhất phải kể đến cảm giác sưng phù, căng tức, châm chích.
– Da nổi mụn, tăng tiết bã nhờn
Đây là vấn đề rất nhiều người gặp phải sau khi quyết định từ bỏ mỹ phẩm chứa corticoid vì hóa chất đã thẩm thấu vào sâu bên trong da, hình thành sẵn các nhân mụn và chỉ chực chờ cơ hội để đẩy lên bề mặt da. Tùy vào từng tình trạng da có thể sẽ xuất hiện mụn đầu đen, đầu trắng hoặc mụn bọc, mụn mủ và để lại sẹo lõm, sẹo thâm. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ phải mất ít nhất nửa năm để chữa trị.
18.3 # Cách chữa da nghiện corticoid
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da nhiễm corticoid như tự ý trộn nhiều loại kem lại với nhau theo lời chỉ dẫn của bạn bè xung quanh, mua mỹ phẩm làm trắng cấp tốc tại các cửa hàng không uy tín, chất lượng.
Một số khác sử dụng sản phẩm thoa theo toa của bác sĩ, chuyên gia da liễu nhưng không tái khám theo định kỳ mà chủ quan mua theo toa cũ.
Chính vì vậy, để tránh nhiễm corticoid, việc đầu tiên bạn cần làm chính là thay đổi tư duy về khái niệm làn da đẹp.
Theo bác sĩ da liễu: Một làn da đẹp là làn da khỏe. Đừng quá tập trung vào yếu tố làm trắng mà phó mặc sức khỏe làn da cho những loại hóa chất độc hại.
Hãy lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có thương hiệu, tìm đến trung tâm thẩm mỹ, spa uy tín để được thăm khám, soi da và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Khi phát hiện đã lựa chọn nhầm sản phẩm chứa corticoid, việc đầu tiên bạn cần làm là ngưng sử dụng và tăng cường thải độc da bằng nhiều cách:
18.3.1 + Tăng cường vận động
Da là cơ quan lớn nhất, bao bọc toàn bộ cơ thể và thường bài tiết thông qua tuyến mồ hôi. Chính vì vậy, để các hóa chất độc hại được đào thải nhanh nhất, bạn phải tăng cường vận động bằng hình thức chạy bộ hoặc tham gia các bộ môn thể thao.
Điều này không chỉ hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm corticoid mà còn tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp giải độc cho toàn bộ cơ thể.
18.3.2 + Rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể sử dụng các loại sữa rửa mặt dành riêng cho da nhạy cảm, không chứa chất tạo mùi, không chứa cồn, Zinc oxide, có khả năng hỗ trợ dưỡng ẩm da.
Tuy nhiên để hiệu quả điều trị đạt được nhanh hơn, bạn nên ưu tiên rửa mặt bằng nước muối sinh lý.
18.3.3 + Thay đổi chế độ ăn uống
Hãy tăng cường uống nước, bổ sung trái cây, rau củ để dưỡng ẩm cho da, đồng thời hóa chất độc hại có thể bài tiết qua đường nước tiểu.
Tăng cường các sản phẩm chứa vitamin C (bông cải xanh, kiwi, đu đủ, cam, dâu tây,…) để tăng sinh collagen, đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
19. Cách phục hồi da sau khi dùng kem trộn
Cách này chỉ áp dụng cho những bạn dùng kem trộn dưới 1 năm, thời gian dùng càng ít thì khả năng chữa khỏi và phục hồi càng cao.
Những bạn bị quá nặng (1,5 đến 2 năm trở lên) nên đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị nhé.
19.1 # Cách chữa da nghiện corticoid
Kem trộn thường chứa corticoid, khi dùng kem trộn 1 thời gian dài da sẽ rơi vào tình trạng lệ thuộc (nghiện) corticoid, tức làn khi ngưng dùng sẽ phát mụn, tiếp tục dùng thì lúc đầu có vẻ đẹp nhưng da sẽ bị hủy hoại dần từ bên trong, sau dần da sẽ bị nám, mỏng, đỏ rát, lộ cả các mạch máu li ti dưới da.
Da sẽ rất khó thích nghi với bất cứ sản phẩm nào sau đó, da dễ nhạy cảm hơn, cảm giác châm chích ngứa thường xuyên xảy ra.
Vì vậy, trước khi khắc phục hậu quả, điều đầu tiên cần làm là cai nghiện corticoid.
Cai nghiện không có nghĩa là 1 ngày đẹp trời ta phát hiện ra nó không tốt nên đột ngột dừng luôn.
Phải cai từ từ để da kịp thích ứng, bạn nên hạn chế việc thoa kem và giảm dần thời lượng bôi: ngày trước thì bạn bôi mỗi ngày thì nay chuyển sang cách ngày rồi chuyển sang tuần hai lần, tuấn 1 lần đến 2 tuần 1 lần và ngừng bôi hẳn.
Thời gian cho mỗi đợt giảm số lần bôi là khoảng 1-2 tuần. Nếu ngưng bôi đột ngột thì bạn sẽ gặp hiện tượng “dội ngược” tức là da trở nên xấu hơn, nổi nhiều mụn hơn, ngứa, khô, rất khó chịu.
Còn nếu bạn nào đọc bài viết này mà đã trót bỏ kem trộn từ cách đây cả tháng rồi thì thôi, ngừng luôn không cần phải cố bôi lại để cai nữa nhé. Làm theo từ bước thứ 2 luôn.
19.2 # Giải độc corticoid cho da
Từ khi bắt đầu cai nghiện cho da. Mỗi ngày bạn chịu khó đun lá trà xanh (chè xanh)uống hàng ngày thay nước lọc, tối mà thừa thì lấy rửa mặt (vì trà xanh kháng khuẩn, trị mụn và thải độc rất tốt), hôm sau đun ấm mới để dùng, không để qua đêm.
Có thể thay trà xanh bằng cách uống nước diếp cá hoặc nước chanh không đường, tuy nhiên cá nhân tớ thấy trà xanh là dễ uống nhất.
Nếu bạn ngại pha nước chanh, cũng lười hãm trà xanh thì cách tiện lợi nhất là mua trà thải độc (detox tea). Hiện nay có rất nhiều loại trà thải độc thanh lọc đường ruột, làm sạch cơ thể từ lá trà khô, hoa khô hoặc các loại thảo mộc sấy khô.
Bạn có thể uống một loại, hoặc mix nhiều loại với nhau để có hương vị như mong muốn.
Ngoài ra, bạn cũng nên xông hơi 1-2 lần mỗi tuần để đẩy hết tạp chất trong da và làm thông thoáng lỗ chân lông.
Có nhiều công thức xông hơi thải độc, phổ biến nhất là tía tô + kinh giới + ngải cứu, hoặc sả + gừng, nếu cầu kỳ thì thêm nhúm muối và nửa quả chanh…
Tất cả cho vào nồi đun sôi rồi bắc ra ngồi cùng nồi trùm chăn hoặc khăn tắm lớn trong khoảng 15 phút hoặc đến khi không còn hơi nóng bốc lên.
Trong lúc xông, nếu cảm thấy bị ngạt khí thì bạn cứ chui ra hít thở tí rồi lại chui vào nhé, không nhất thiệt phải cắn răng nhốt mình tận 15 phút liền tù tì trong đấy đâu.
Xông mặt xong bạn có thể tận dụng luôn nước xông để tắm.
20. Giải đáp thắc mắc mỹ phẩm chứa corticoid từ chuyên gia
Hiện nay ngoài giải pháp đi thẩm mỹ viện chăm sóc da thì giải pháp sử dụng mỹ phẩm được khá nhiều chị em phụ nữ áp dụng bởi giá thành rẻ cũng như tác dụng cũng khả quan không kém.
Tuy nhiên, kem trộn chứa corticoid được nhiều đơn vị hay cá nhân kinh doanh không có lương tâm sử dụng làm chị em phụ nữ phải e dè.
Sau đây là những chia sẻ từ các chuyên gia nhằm đáp ứng nhu cầu ứng phó với những loại mỹ phẩm chứa chất cấm này.
20.1 # Cách nhận biết kem trộn có chứa corticoid
20.1.1 + Nhận biết sớm mỹ phẩm chứa Corticoid
Dấu hiệu sớm: là những dấu hiệu thấy ngay sau chỉ 1 hay 2 ngày cho đến 10 ngày dùng sản phẩm:
- Da láng mịn rất nhanh, căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng
- Tiếp theo là mụn cám biến mất nhanh sau vài ngày sử dụng.
- Sau đó là da trắng nhanh rõ rệt
- Da căng mọng rất đẹp, tay sờ vào da nghe cảm giác da mềm và mọng nước.
- Những vùng nám mờ nhanh sau vài ngày đến 1 tuần
- Những nếp nhăn li ti trên da biến mất, những nếp nhăn sâu trước đó trở nên mờ nhạt rất nhanh sau 7-10 ngày dùng.
20.1.2 # Dấu hiệu sau đó chứng tỏ mỹ phẩm chứa corticoid xuất hiện sau đó
Dấu hiệu muộn: thường biểu hiện sau vài tháng đến vài năm hay nhiều năm dùng mỹ phẩm chứa corticoid:
- Da trắng bạch ở vùng mặt (là vùng bôi mỹ phẩm chứa corticoid) rất khác biệt với vùng cổ không bôi corticoid.
- Da trắng và hai má ửng hồng làm cho người dùng ngộ nhận là da hồng hào đẹp nhưng thật ra đó là hiện tượng các mao mạch đã dãn nở, dễ gây đỏ da sau đó.
- Các gân máu to ngoằn ngoèo xuất hiện rõ trên da, nhiều hay ít tùy trường hợp, khiến hiện tượng đỏ da dễ xảy ra thường xuyên hơn.
- Nám bắt đầu loan rộng ra hai má, ranh giới tiến gần về quai hàm và trước tai, nám tuy nhạt màu nhưng tiến triển lan rộng dần.
- Muộn hơn nữa là vùng nám da ngày càng đậm màu, nám sâu và chuyển biến thành màu nâu xám hay xám chì tùy trường hợp.
- Da rất mỏng và rất mong manh, và bắt đầu xuất hiện những hiện tượng hay nóng rát da.
20.1.3 # Hiệu ứng phản hồi khi bạn ngừng sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid
Dấu hiệu khi ngừng sử dụng; hiệu ứng phản hồi corticoid (hiệu ứng rebound):
- Da đỏ-nóng-rát có thể kèm theo ngứa, mức độ nhiều cho đến rất nhiều- Sẩn đỏ dày đặc trên da, có thể có mụn nước li ti hoặc có đầu mủ li ti, rất ngứa và kèm theo nóng rát da nhiều- Da dày lên khô, đóng mày cứng, bong tróc
- Nhiều trường hợp có chảy nước vàng do tiết dịch vì những hạt li ti vỡ ra, kèm theo rất ngứa.
- Bệnh nhân cực kỳ khó chịu, nhiều khi ngứa gãi trầy trợt và tình trạng càng nặng nề hơn.- Bệnh nhân không thể chịu được khi vào chỗ có hơi nóng, sẽ làm đỏ-nóng-rát-ngứa tăng lên càng nhiều
- Các triệu chứng này giảm rất nhanh khi bôi lại SP đã từng bôi có chứa corticoid, hoặc bôi loại corticoid dạng thuốc như Dermovate, Cortibion, Synalar,…..
20.1.4 # Thử nghiệm xác định corticoid có chứa trong mỹ phẩm
- Lấy một ít sản phẩm bôi vào vùng da bất kỳ đang bị chàm (da dày lên rất ngứa, khi gãi mạnh thì da bong tróc vảy và rướm dịch vàng và chảy máu)
- Sau đó thấy vùng chàm da lành rất nhanh, hết ngứa, hết dày sừng, da trơn láng trong vòng 1ngày sau khi bôi
- Sau đó 2-3 ngày không bôi tiếp sản phẩm vào vùng chàm ấy nữa, da vùng này bắt đầu ngứa lại và dày lên càng mạnh và càng lan rộng hơn trước khi bôi.
- Các dấu hiệu cho thấy chắc chắn trong mỹ phẩm thử nghiệm có chứa corticoid.
20.2 # Kem sâm vàng có corticoid không
Theo rất nhiều nguồn tin từ báo chí cho rằng kem sâm vàng đến từ Thái Lan thương hiệu arche chứa chất corticoid.
20.2.1 + Kem sâm siêu rẻ giá 10 nghìn đồng
Theo lời quảng cáo, với nguyên liệu sản xuất chính là nhân sâm, kem sâm là “giải pháp hoàn hảo để trị nám da mặt, làm trắng da và điều trị tàn nhang tận gốc, xóa sạch sạm rám và phục hồi vẻ đẹp tươi trẻ của làn da”. Với giá khá đa dạng, dao động từ 100.000 – 600.000 đồng/sản phẩm. Cá biệt, có những loại kem sâm gắn mác nhập khẩu chỉ có giá vài chục nghìn đồng, có nơi chỉ bán với giá… 10.000 đồng/hộp. Các sản phẩm kem sâm hiện đang được bày bán trên thị trường chủ yếu được quảng cáo có nguồn gốc từ Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc.
Tại các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, kem sâm có nhiều nhãn hiệu khác nhau và được người bán quảng cáo là hàng nhập khẩu. Ở một cửa hàng mỹ phẩm trên đường Thụy Khuê, Hà Nội, chủ cửa hàng chuyên bán hàng xách tay tên Hằng đon đả giới thiệu: “Kem sâm chỗ chị là tốt nhất đấy, vừa giá tiền mà đảm bảo về chất lượng. Cửa hàng chị chuyên đồ xách tay cao cấp, vừa bán sát giá mà lại đảm bảo chất lượng”. Tuy nhiên, sản phẩm chị Hằng đưa ra giới thiệu bao bì rất sơ sài, không ghi rõ thành phần và định lượng. Hộp sản phẩm chỉ có vài dòng chữ Thái Lan.
“Đây là sản phẩm nhập từ Thái, giá rẻ mà dùng rất lên “tone”, giá 45.000 đồng/hộp. Còn muốn cao cấp hơn thì dùng loại của Hàn Quốc 100.000 đồng/hộp”, chị Hằng nói. Cũng theo người phụ nữ này, vì nhập được giá tốt nên bán rẻ còn đưa lên “mạng” bán thì giá có thể gấp đôi.
Không chỉ các shop mỹ phẩm, mà các trang bán hàng online cũng tranh thủ nhập kem sâm như một mặt hàng được ưa chuộng. Tại một fanpage chuyên bán kem sâm Nhật Bản, một sản phẩm có giá 290.000 đồng, khẳng định có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tem nhãn đầy đủ và kiểm định chất lượng. Giới thiệu về sản phẩm, chủ fanpage khẳng định sẽ không tim được nơi nào có giá thành rẻ hơn mà chất lượng tương đương.
20.2.2 + Tác hại của kem sâm “đểu” như thế nào?
BS Phạm Việt Thành (BV ĐH Y dược TP.HCM) khẳng định, một số loại kem sâm chỉ là hóa mỹ phẩm và không có nguồn gốc nhân sâm. Khoa Da liễu, BV ĐH Y dược đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân có chung một bệnh như sử dụng kem sâm, mới đầu thấy trắng đẹp, sau một thời gian ngừng dùng kem lập tức bị sạm da, người mặt nổi đầy mụn bọc…
Rõ ràng kem sâm giá rẻ cũng giống các loại kem trộn có thể làm trắng da rất nhanh, giảm mụn hiệu quả nhưng nếu sử dụng lâu dài thì da sẽ bị giãn nở mạch máu, kèm theo đó là các hiện tượng xuất huyết tấy đỏ trên da, thậm chí phồng rộp, mụn mủ. Kem sâm giá rẻ, kem trộn có thể phá hủy lớp bảo vệ bên ngoài của da, đồng thời tạo điều kiện cho một số loại ký sinh trùng gây hại như vi nấm, demodex… phát triển.
Chuyên gia Quỳnh Dao (GĐ trung tâm điều trị mụn Acclear) khẳng định không có chuyện một lọ kem sâm với giá 45.000 đồng có tác dụng như lời đồn thổi. Ngay cả các sản phẩm chính hãng, nguồn gốc rõ ràng với giá thành đắt đỏ cũng chỉ có tác dụng từ từ, sau một khoảng thời gian dài mới từ từ ngấm vào da mặt, giúp da đẹp lên. Trong khi đó, nhiều người vừa ham rẻ lại vừa muốn đẹp nhanh chóng, quả thực gần như là không tưởng và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Lê Hoa (Bệnh viện da liễu Trung ương) cho biết, mỗi tháng khoa tiếp nhận hàng trăm trường hợp bị viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm và con số này sẽ tăng mạnh trong những tháng giao mùa, chuẩn bị đến đợt nắng nóng. Lý do là bởi thời tiết trong giai đoạn này, thời tiết khá khắc nghiệt, tác động mạnh mẽ đến làn da con người. Những người sử dụng các loại mỹ phẩm giá rẻ và chất lượng không đảm bảo rất dễ mắc các bệnh về da, dị ứng phát ban, thậm chí phỏng rộp hoại tử da. Vì thế, bác sỹ Hoa khuyến cáo tuyệt đối không nên sử dụng các loại kem sâm rởm, giá thành rẻ, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
“Hãy lựa chọn những loại mỹ phẩm có thương hiệu, phù hợp với làm da, không nên sử dụng những mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt là những sản phẩm giá rẻ.
Mỹ phẩm giá rẻ có hiệu quả ngay tức thì nhưng về lâu dài sẽ làm tổn thương da, lúc đó rất khó cứu vãn”, bác sĩ Hoa khuyến cáo.
20.3 # kem miss white có chứa corticoid không
Được quảng cáo về thành phần vô cùng tốt cho da như tinh chất nghệ trị mụn viêm và thâm mụn. Cùng giá thành tầm vài ba chục ngàn đến hơn một trăm ngàn, vô cùng rẻ so vơi các loại kem trị mụn thâm khác ngoài thị trường đã khiến nhiều người đã quyết định thử sử dụng.
20.3.1 Kẻ khen người chê
Phản hồi lúc đầu của những người đang sử dụng kem nghệ thì sản phẩm thực sự làm giảm mụn và đẹp da lên rất nhanh. Khoảng một hai tuần hơn sau khi sử dụng theo chỉ định trên sản phẩm, da mặt của nhiều người đã hết mụn, và bớt thâm nhiều. Cũng vì như vậy, số lượng người sử dụng cũng càng ngày càng nhiều hơn. Người ta thán tai nhau về công dụng “thần kì” của loại mỹ phẩm Việt Nam này.
Tiếng lành đồn xa, nhưng tiếng dữ còn đồn xa gấp đôi. Bên cạnh những lời ca ngợi, một số người đã nghi ngờ về sự “thần thánh” của kem nghệ Miss White. Người ta nghi ngờ liệu sản phẩm này có chứa Corticoid giúp làm đẹp da nhanh chóng.
Và tất nhiên, sau khi ngưng sử dụng, một số người đã hoang mang khi mụn bắt đầu mọc lại. Một số trường hợp là mụn nổi lại không nhiều, số khác là còn đáng sợ hơn là gặp dị ứng nặng sau khi ngưng sử dụng sản phẩm kem Miss White. Và tất cả các trường hợp đó được cho biết đều giống với mô tả về dị ứng Corticoid trước đây.
20.3.2 Lời biện hộ…
Đã có nhiều người cho rằng có thể kem sẽ chỉ thực sự tốt khi hợp da người sử dụng. Vài lời khuyên được đưa ra rằng người sử dụng chỉ nên sử dụng 2-3 ngày một lần chứ không nên bôi liên tục trong thời gian dài.
Một số khác nghĩ rằng là do công dụng của nghệ tuy lành tính nhưng khá nóng, nên dễ gây ra các kích ứng nhẹ cho ngời sử dụng không hợp. Nhưng những lời biện hộ đã không đủ thuyết phục người sử dụng về sự nghi ngờ sản phẩm chứa thành phần Corticoid.
20.3.3 Vậy sự thật như thế nào? Kem nghệ Miss White có chứa Corticoid không? Có nên sử dụng Kem nghệ Miss White không ?
Câu chuyện tìm ra sự thật sau những lời đồn đại của kem Miss White vẫn còn là một nghi vấn lớn với người tiêu dùng.
Nhưng theo mình, việc thử nghiệm làn da của mình với một loại sản phẩm kem không đáng tin cậy như thế này là không đáng.
Dù chưa thể biết kem nghệ của chứa chất Corticoid hay không nhưng việc thử thách da mặt mình như thế có phải một cái giá khá đắt với một số tiền nhỏ.
Thị hiếu của người Việt mình rất thích cái gì đó có tác dụng nhanh chóng. Nhưng mọi người hãy nên biết rằng, những tác động nhanh chóng rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến làn da của mình.
Muốn một làn da khoẻ đẹp, chúng ta cần thời gian chữa trị tận gốc bằng các nghiên cứu khoa học tốt cho da mình.
Duy trì một làn da đẹp bằng cách ăn uống điều độ, ngủ sớm. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin tốt cho da như rau củ, trái cây.
20.4 # kem nghệ thorakao có chứa corticoid
Mới đây, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Tất Đạt đã có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc kể từ ngày 31/7 tới đối với gần 2.100 loại mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất paraben.
Được biết, Paraben là loại chất bảo quản được cho là có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và từ 31/7 sẽ bị ngừng sử dụng theo lộ trình chung của các nước ASEAN.
Trong số các sản phẩm bị thu hồi lần này, có rất nhiều sản phẩm nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng thế giới, với đủ chủng loại sản phẩm như sữa rửa mặt, tế bào gốc tái tạo phục hồi da, serum cho vùng mắt, kem dưỡng trắng sáng da, dầu gội và sữa tắm các loại…
Các sản phẩm này đều chứa dẫn chất của paraben, gồm: Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben.
Đáng chú ý, trong danh sách 142 sản phẩm mỹ phẩm trong nước bị thu hồi thì có tới 12 sản phẩm mỹ phẩm dòng Thorakao của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm Lan Hảo và một số sản phẩm dòng kem dưỡng trắng, kem trị nám của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất Hóa mỹ phẩm Mai Phương, Yến Phương.
Vốn dĩ, Thorakao của Lan Hảo được người tiêu dùng Việt biết đến là dòng mỹ phẩm trong nước với nguyên liệu dân gian và giá cả hợp túi tiền. Tuy nhiên, từ ngày 31/7 tới đây, có tới 9 sản phẩm của doanh nghiệp này sẽ phải hạ kệ và bị thu hồi.
Công ty TNHH SX Mỹ phẩm Lan Hảo tiền thân từ Hãng Mỹ phẩm Lan Hảo. Thành lập từ năm 1957, chính thức lên công ty năm 1961 với mặt hàng truyền thống kem dưỡng da trân châu, dầu gội đầu, xà bông thơm, nước bóng tóc Parafine & Brillantine chải tóc hiệu Thorakao.
Ngoài thương hiệu Thorakao thì công ty này còn có những thương hiệu nổi tiếng khác được biết đến trên thị trường nước ngoài như: LEYNA, FREEWOMAN, ROSSÉ, ONSON, JULIET,….