Mụn bọc là kẻ thù của sắc đẹp, một vấn đề vô cùng nan giải của hầu hết chị em phụ nữ. Không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà mụn bọc còn để lại vết thâm, sẹo rỗ, gây tâm lý tự ti, mặc cảm.
Nếu không có phương hướng xử lý, điều trị mụn đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhiễm khuẩn đường máu rất nguy hiểm.
Để có cách điều trị hiệu quả, hãy cùng Làm Đẹp Nhé tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là một dạng thể nặng có nguồn gốc xuất xứ từ mụn trứng cá có màu sẫm dưới da.
Đây là loại mụn sần cứng có đường kính lớn hơn rất nhiều so với những dạng mụn thông thường. Khi hình thành mụn bọc chỉ là khối u nhỏ bất thường trên một bề mặt da, có màu đỏ, lâu dần sẽ trở nên mọng và khi vỡ ra thì chảy dịch mủ và máu.
Dưới gốc một sợi lông trên da được chứa trong một cái ống gọi là nang lông. Những ống nang này có trách nhiệm dẫn những chất dịch nhầy, bã nhờn ra khỏi bề mặt da.
Vì thế mà những ống này phải luôn được thông thoáng tránh bị tắc nghẽn. Khi chất nhờn cùng bụi bẩn tích tụ dưới da lâu ngày gây tắc nang lông, tạo nên những ổ viêm, hình thành nên mụn bọc.
Điều này là do môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, hoặc chế độ ăn uống nhiều chất kích thích, thiếu vitamin C, thiếu kẽm, thức khuya, stress kéo dài, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo tính an toàn.
Mụn bọc thường gây ra đau nhức, khó chịu, rất dễ lây lan. Đặc biệt sau khi nặn mụn thường để lại sẹo lõm, vết thâm lâu ngày.
Vì vậy, khi bị mụn bọc phải điều trị ngay trước khi quá muộn.
2. Nguyên nhân gây mụn bọc
Theo những chuyên gia da liễu, trong những loại mụn thì nổi mụn bọc là dạng nặng nhất. Với biểu hiện trước tiên là một vài nốt sần nhỏ, hơi cứng và có màu đỏ, gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức…
Sau đó mềm ra, đầu có mủ, mụn bọc xuất hiện khi viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes ở nang lông lan sâu vào trong.
Bên cạnh đó, loại mụn trứng cá bọc này cũng được đánh giá là có nguy cơ để lại sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo thâm, vết thâm và khó điều trị tận gốc, dứt điểm nhất.
Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra và khiến điều trị hoài không khỏi
2.1 # Rối loạn hormone trong cơ thể
Trong độ tuổi dậy thì, thời gian mang thai, cho con bú, kinh nguyệt không đều hay uống thuốc tránh thai…
Hormone cơ thể bị rối loạn, dẫn đến kích thích tuyến bã nhờn hoat động mạnh mẽ gây tắc nghẽn tại lỗ chân lông.
Kết hợp với vi khuẩn P.acnes ở nang lông và lượng bụi bẩn, kem phấn… Sẽ làm mụn bọc trên mặt sinh sôi, phát triển.
Cách tối ưu để cải thiện tình trạng này và ngăn ngừa mụn bọc đó là bạn hãy vệ sinh da mặt thường xuyên, giúp da thông thoáng cũng như khỏe mạnh hơn.
Trong trường hợp bị nổi mụn bọc do rối loạn hormone, ngoài việc giữ da sạch và bảo vệ da khỏi các tác động bên ngoài.
Bạn gái cũng nên trị mụn bằng cách đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều chỉnh hormone trong cơ thể.
2.2 # Stress, căng thẳng kéo dài
Bị stress, căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe làn da xuống cấp nghiêm trọng.
Đây là nguyên nhân hàng đầu làm da nhanh lão hóa, sần sùi, thiếu sức sống và mặt tự nhiên nổi nhiều, đặc biệt là mụn bọc không đầu, khiến khó điều trị dứt điểm.
Chính vì vậy, muốn có được làn da đẹp, sạch mụn và giữ độ tươi trẻ lâu dài, trước tiên bạn cần giữ tinh thần thật thoải mái, suy nghĩ tích cực, thường xuyên đi du lịch để thư giãn.
2.3 # Thức khuya và thiếu ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể.
Khi bạn thiếu ngủ và thức khuya, nhịp sinh học trong cơ thể bị rối loạn, quá trình tái tạo da thực hiện không ổn định, từ đó da nhanh chóng yếu đi, giảm sức đề kháng, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và hình thành mụn bọc cũng như các loại mụn khác.
Chưa kể thiếu ngủ và thức khuya còn gây thâm quầng mắt, nếp nhăn, bọng mắt, nám, sạm…
Do đó, bạn hãy sắp xếp công việc và học tập của mình để có thời gian nghỉ ngơi, luôn đi ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
Có như vậy mới không lo mụn xuất hiện và có tinh thần, sức khỏe tốt.
2.4 # Ăn uống thiếu khoa học
Những đồ ăn có tính chất ngọt, cay, nóng và thức uống có gas, chứa cồn… đều tác động xấu đến cơ quan nội tạng, làn da.
Chúng là tác nhân “âm thầm” gây ra mụn nói chung và mụn bọc nói riêng, làm gan tích tụ nhiều chất độc, nóng gan, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Thế nên, khi bị mụn hoặc muốn ngăn ngừa mụn bọc, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung rau xanh trong bữa ăn, uống đủ nước, ăn trái cây.
Đồng thời giảm thực phẩm ngọt, cay, nóng và thức uống có gas, chứa cồn…
3. Cách xử lý mụn bọc
3.1 # Không nặn mụn
Bạn cần phải giữ vệ sinh thật tốt cho da và tuyệt đối không được nặn mụn. Rất nhiều người đã nặn mụn để làm cho mụn bớt sưng tấy, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Nặn mụn bọc có thể khiến tình trạng mụn tệ thêm, sưng tấy hơn và lâu lành. Nếu nặn không đúng cách, mụn sau khi đã được loại bỏ có thể để lại sẹo lõm mất thẩm mỹ.
3.2 # Chườm lạnh
Sử dụng phương pháp này nhằm giúp mụn giảm đau, giảm sưng tấy.
Bạn gái có thể dùng một chiếc khăn thật sạch, mỏng vừa phải để bọc ngoài một viên nước đá và áp lên mụn bọc.
Tuy nhiên, không nên áp trực tiếp viên nước đá lên da.
3.3 # Chăm sóc và bảo vệ da
Khi nổi mụn, làn da bạn gái chúng mình khá yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, do vậy việc chăm sóc kết hợp với bảo vệ da là điều rất cần thiết.
Vì vậy nên tẩy tế bào da chết, rửa mặt sạch sâu, đắp mặt nạ trị mụn mát da, đồng thời dùng thêm sản phẩm chăm sóc da.
Khi ra đường, hãy nhớ bôi kem chống nắng cho da và dùng khẩu trang khi đi đường để da không tiếp xúc với khói và bụi đường.
3.4 # Chế độ ăn uống hợp lý
Nguyên nhân sâu xa gây ra mụn do tuyến bã nhờn nằm dưới da bị bị rối loạn chức năng bài tiết chất thải độc hại.
Chính vì điều này mà dẫn đến chất cặn đó không được bài tiết sẽ hình thành mụn bọc bị chai ở mặt.
Bạn gái cần có chế độ ăn hợp lý cho mình, hạn chế ăn đồ chứa chất cay nóng, nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, mát gan, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bạn gái cũng nên tuân thủ một số lưu ý sau trong thời gian điều trị mụn bọc như:
- Không ăn đồ ngọt, sô-cô-la, giảm đường trong các món ăn
- Không dùng nước ngọt, nước có gas
- Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia và tránh đồ uống chứa các chất kích thích như trà, cà phê,…
- Hạn chế dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên, đồ ăn nhanh, đồ ăn đã qua chế biến
- Dừng uống sữa trong khoảng 2 tuần
- Nên ăn thực phẩm giàu kẽm (thịt bò, đậu xanh,…)
- Ăn thực phẩm sạch giàu protein
- Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và rau củ chứa nhiều vitamin A như khoai lang, cà rốt, cải xoăn,..
- Ăn thực phẩm tốt cho hoạt động gan, giúp giải độc gan như cải và rau xanh
- Ăn nhiều trái cây có tính mát
- Uống nhiều nước (khoảng 2l mỗi ngày)
3.5 # Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung
Nên thăm khám thường xuyên bác sĩ da liễu để được tư vấn kỹ hơn về loại thuốc và thực phẩm bổ sung nên dùng để điều trị mụn bọc.
Tuy nhiên, bạn gái cũng có thể tham khảo sử dụng kẽm, probiotics và axit béo omega-3.
3.6 # Sử dụng tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu thiên nhiên đem lại hiệu quả cao trong việc đặc trị mụn bọc.
Bởi, tinh dầu thiên nhiên có tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại và hạn chế tình trạng viêm nhiễm – nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn bọc.
Mặt khác, tinh dầu thiên nhiên có khả năng làm lành vết thương rất cao, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và phát triển của làn da khỏe mạnh.
Chính nhờ vậy mà tinh dầu thiên nhiên thường hay được lựa chọn trong việc điều trị mụn.
4. 5 cách trị mụn bọc hiệu quả nhất tại nhà
4.1 # Trị mụn bọc tại nhà bằng kem đánh răng
Ít ai biết kem đánh răng là một trong những cách chữa mụn bọc hiệu quả nhất tại nhà. Trong thành phần của kem đánh răng có Silica, Sodium Pyrophosphate, Baking Soda.
Đây là những chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giúp làm lành vết thương. Bên cạnh đó, thành phần dược chất của kem đánh răng còn ngăn vi khuẩn gây mụn lây lan.
Để trị mụn bọc bằng kem đánh răng bạn có thể chọn một trong hai cách
- Bôi trực tiếp kem đánh răng lên nốt mụn trước khi đi ngủ. Rửa sạch lại với nước vào sáng hôm sau. Với da khô và da nhạy cảm bạn chỉ nên để 30 phút.
- Pha kem đánh răng với muối theo tỷ lệ 2:1. Trộn đều hỗn hợp rồi bôi lên nốt mụn, mát xa đều. Sau 30 phút thì rửa sạch hỗn hợp.
Khi dùng kem đánh răng để trị mụn bọc, bạn cần lưu ý. Chỉ dùng kem đánh răng có màu trắng. Kem đánh răng có màu khác hoặc có tinh thể sẽ không có tác dụng trị mụn. Ngược lại chúng sẽ làm da rát và bỏng.
Không chỉ mụn bọc mà mụn đầu đen cũng là loại mụn cứng đầu cần loại bỏ. Hãy tham khảo thêm các cách trị mụn đầu đen quanh miệng để có cách xử lý chúng.
4.2 # Mật ong là chất trị mụn đa năng
Mật ong từ lâu đã được coi là nguyên liệu tốt trong làm đẹp. Tác dụng giúp cung cấp độ ẩm cho da. Mật ong chứa nhiều vitamin C, vitamin E có tác dụng chống lão hóa da.
Không những vậy, mật ong cũng trị mụn bọc hiệu quả. Trong mật ong có chứa kháng sinh. Đây là chất giúp diệt vi khuẩn gây mụn.
Cách trị mụn bọc nhanh nhất tại nhà bằng mật ong khá đơn giản, bạn gái chỉ cần bôi mật ong trực tiếp lên nốt mụn.
Để 30 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Để tăng hiệu quả bạn có thể kết hợp mật ong và chanh. Công thức này ngoài giúp trị mụn còn giúp dưỡng trắng da.
Khi sử dụng mật ong bạn hãy lưu ý chọn những loại nguyên chất.
Bạn có thể tham khảo thêm cách trị mụn bọc sưng đỏ đúng cách để có cách giải quyết hiệu quả. Ngăn ngừa những di chứng trên làn da như sẹo, thâm,
4.3 # Trị mụn tại nhà bằng đá lạnh
Chị em đã truyền tai nhau về phương pháp dùng đá lạnh để se khít lỗ chân lông. Ngoài ra, đá lạnh còn có tác dụng trị mụn bọc.
Đá lạnh tiếp xúc đột ngột với da sẽ khiến các tế bào tự động co lại. Chính vì vậy hiện tượng sưng tấy do mụn vì thế cũng được cải thiện rõ rệt.
Cách làm với đá cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần để đá vào túi. Sau đó chườm nhẹ nhàng lên nốt mụn sưng đỏ trong – 10 phút. Sáng hôm sau mụn sẽ giảm sưng rõ rệt.
Tuy nhiên, theo bác sĩ da liễu cách này chỉ giảm sưng chứ không trị tận gốc mụn bọc. Có rất nhiều cách trị mụn bọc hiệu quả cao khác được bác sĩ da liễu chia sẻ. Bạn có thể tham khảo thêm để trị mụn bọc tận gốc.
4.4 # Trị mụn bọc hiệu quả với tỏi tươi
Tỏi tươi được biết đến là một thành phần kháng sinh tự nhiên. Tỏi không chỉ chữa cúm, ho mà còn chữa mụn bọc.
Trong tỏi tươi có sulfur. Sử dụng sulfur là cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả. Sulfur sẽ kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Với tỏi tươi bạn hãy giã nhỏ. Sau đó đắp lên vùng da bị mụn từ 15 – 20 phút. Rửa lại thật sạch với nước ấm. Khi sử dụng tỏi tươi bạn nên lưu ý.
Tránh để tỏi quá lâu trên da. Sulfur sẽ khiến da bỏng rát. Bạn cũng cần tránh để tỏi gần mắt. Tỏi sẽ khiến mắt bạn bị cay.
Sử dụng Sulfur cũng là một cách ngăn ngừa mụn mủ hiệu quả. Hãy tham khảo ngay để bổ sung kiến thức chăm sóc da hữu ích nhé.
4.5 # Công thức trị mụn bọc bằng tía tô
Theo nghiên cứu tía tô chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất có tác dụng kích thích tái tạo da. Thành phần này giúp cho da sáng và khỏe.
Ngoài ra, tía tô còn giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, sát khuẩn, tiêu viêm, và tăng cường sức đề kháng cho làn da.
Để trị mụn bọc, bạn có thể sử dụng mặt nạ tá tô. Cách trị mụn bọc hiệu quả nhất tại nhà bằng mặt nạ tía tô khá đơn giản.
Hãy thực hiện các bước sau:
- Dùng khoảng 2 nắm lá tía tô tươi đem rửa sạch. Sau đó để ráo nước, giã nát cùng một chút muối.
- Vắt lấy nước tía tô ra một bát nhỏ.
- Rửa sạch mặt, dùng khăn chấm nước tía tô lên vùng da bị mụn.
- Để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện phương pháp này 3-4 lần một tuần.
Có thể thấy các cách trị mụn bọc hiệu quả nhất tại nhà đều khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức.
5. Làm sao để hết mụn bọc nhanh nhất
5.1 # Cách điều trị cách xử lý mụn bọc có mủ trên mặt
Vì làn da mụn rất nhạy cảm và khó chăm sóc, nên để trị mụn bọc có mủ ở mặt hiệu quả, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu đến từ thiên nhiên như:
5.1.1 Cách chữa mụn bọc có mũ bằng Lá trà xanh
Trong trà xanh có chứa sức kháng khuẩn cao nên có khả năng điều trị mụn bọc có mủ hiệu quả, các thành phần có trong trà xanh sẽ giúp cho cồi nhân mụn nhanh chóng se lại, tiêu diệt vi khuẩn, và giảm nguy cơ lây lan của mụn bọc.
- Trà xanh còn hạn chế vết thâm sau mụn một cách thần kỳ.
- Bạn có thể pha thêm nước gạo để mang đến công dụng vượt trội hơn.
- Cách thực hiện khá đơn giản, bạn lá trà tươi, rửa sạch, rồi cho thêm chút nước và xay nhuyễn.
- Lọc bỏ bã trà dùng chính nước trà xanh pha cùng 1 thìa bột gạo khuấy đều rồi đắp lên da mặt vào buổi tối trong 30 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.
- Bạn đừng quên thực hiện 3 lần/ tuần, các vết đỏ và mẩn ngứa do mụn bọc sẽ được giảm xuống nhanh chóng.
5.1.2 Cách trị mụn bọc mụn mủ bằng Lá bạc hà
Nếu bạn gái đang lo lắng mụn bọc có mủ phải làm sao thì có thể sử dụng lá bạc hà để trị mụn hiệu quả.
Lá bạc hà là loại thần dược giàu axit salicylic, trị mụn bọc hiệu quả và nhanh chóng, không gây kích ứng đối với các loại da.
Bạn hãy làm theo những cách đơn giản sau:
- Bước 1: Xay nhỏ dưa chuột và nước cốt bạc hà với nhau cho đều. Đổ ra bát.
- Bước 2: Cho thêm bột đất sét xanh vào bát và khuấy cho đến khi tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
- Bước 3: Đắp hỗn hợp trên lên mặt và cổ trong khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm và vỗ nhẹ. Sử dụng mặt nạ này 3 lần/tuần để trị được mụn bọc có mủ nhanh nhất.
5.2 # Những lưu ý khi điều trị mụn bọc có mủ
Như đã nói ở trên, mụn bọc có mủ là một dạng mụn khá nặng chính vì thế bạn cần phải cẩn thận trong quá trình điều trị để tình trạng mụn không lây lan và chuyển biến nặng hơn.
Dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua khi điều trị mụn bọc có mủ:
- Không được nặn mụn, sờ tay lên mụn: Việc sờ tay lên mụn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập làm cho nốt mụn sưng và tấy đỏ hơn. Việc nặn mụn còn khiến mụn lây lan, tình trạng mụn tồi tệ và khó kiểm soát.
- Vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, có tính sát khuẩn vừa giúp làm sạch mà không gây tổn thương cho da mụn.
- Chọn kem chống nắng dạng gel mỏng để tránh bí tắc lỗ chân lông, tẩy trang vào buổi tối để làm sạch da, cho da dễ thở và hấp thu dưỡng chất.
- Không trang điểm, kem dưỡng da cho đến khi lành mụn.
- Xông hơi thông thoáng lỗ chân lông, làm khô nhân mụn
Trên đây là những lưu ý cũng như cách điều trị mụn bọc có mủ trên mặt hiệu quả. Bạn có thể áp dụng ngay để giúp da mịn màng, không còn mụn gây mất thẩm mỹ, để tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.
6. Có nên nặn mụn bọc không
Việc nặn mụn luôn được khuyến cáo là không nên, bởi chúng có thể gây ra những tổn thương và khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách với một số loại mụn, bạn hoàn toàn có thể nặn chúng để giúp quá trình trị mụn diễn ra nhanh hơn.
Để nặn mụn an toàn và không gây hại, bạn cần chú ý nhận biết loại mụn, thời điểm nên hoặc không nên nặn qua những thông tin dưới đây.
6.1 Những loại mụn có thể nặn và thời điểm nên nặn
Một số loại mụn sau đây bạn có thể nặn để loại bỏ và giúp quá trình trị mụn diễn ra nhanh chóng hơn:
- Mụn ở dạng nhẹ, không đau, không có dấu hiệu viêm hay mủ.
- Mụn mọc riêng rẽ, không mọc thành đám, có kích thước nhỏ.
- Mụn có phần nhân trồi lên sớm.
- Mụn mọc ở ngoài những vị trí nguy hiểm.
Thời điểm nặn thích hợp là khi thấy đầu mụn đã khô, có nhân cứng trồi lên ở trung tâm mụn hoặc mụn chín có màu vàng.
6.2 Những loại mụn không nên nặn
- Mụn đinh râu: Mụn đinh râu có dạng nhọt, thường sưng to, rất đau và có ngòi mụn ở đầu. Nặn mụn đinh râu có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Sợi bã nhờn: Sợi bã nhờn là những tia nhỏ có màu trắng, thường thấy nhiều trên các vùng da như cánh mũi, cằm. Thực chất, sợi bã nhờn là thành phần thiết yếu của da, chúng ta không nên tìm cách loại bỏ chúng hoàn toàn. Làm sạch da đúng cách và tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp hạn chế tình trạng sợi bã nhờn dư thừa gây mất thẩm mỹ.
- Mụn thịt: Mụn thịt nhỏ li ti, thường mọc theo từng đám tại các vị trí quanh mắt, cạnh mũi hoặc má. Việc nặn mụn thịt không thể giúp loại bỏ chúng hoàn toàn. Thói quen này còn khiến mụn dễ lan rộng và gây tổn thương da.
- Mụn xuất hiện ổ viêm: Khi mụn xuất hiện nhiều ổ viêm, sưng to, đau và không thấy nhân mụn nên tuyệt đối tránh nặn. Việc nặn mụn khi chúng đã bị viêm dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.
- Mụn trứng cá ác tính: Mụn trứng cá loại này thường xuất hiện đột ngột, mụn thường to và đau, kèm theo tình trạng viêm, sốt nhẹ.
- Mụn mọc ở những vị trí nguy hiểm: Mụn ở những vị trí nguy hiểm như khóe mắt, chóp mũi, trên môi, cằm… nên tránh tự ý nặn. Bởi những vị trí này thường chứa những huyệt đạo quan trọng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
6.3 Những lưu ý để nặn mụn đúng cách
Để nặn mụn đúng cách và không gây ra những tác hại như sẹo, vết thâm hay viêm nhiễm, bạn nên chú ý thực hiện những điều sau:
- Làm sạch da mặt trước khi nặn mụn để tránh gây viêm, nên dùng nước ấm để làm sạch và mở rộng lỗ chân lông.
- Rửa sạch tay trước khi nặn mụn.
- Dùng gạc y tế quấn quanh ngón tay để đảm bảo vệ sinh khi nặn.
- Thao tác nặn nhẹ nhàng, ấn nhẹ từ mọi phía, lực dồn vào phía nhân mụn.
- Sau khi nặn xong, dùng gạc lau sạch vị trí nặn bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
Cuối cùng, hãy giữ vệ sinh da mặt và tránh để bụi bẩn tiếp xúc với nốt mụn mới nặn. Khi mụn khô lại thì bạn có thể thoa nghệ lên trên để ngăn ngừa vết thâm hoặc sẹo rỗ.